Nắng nóng kéo dài khiến hàng nghìn ha lúa vụ hè thu năm 2021 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế có nguy cơ bị thiếu nước.
Theo kế hoạch, trong vụ hè thu năm 2021 tỉnh Thừa Thiên - Huế gieo trồng khoảng 26 nghìn ha lúa. Tuy nhiên, trước tình hình nắng nóng kéo dài và diễn biến phức tạp đang diễn ra khiến dung tích trữ cuối tháng 5 ở các hồ chứa thủy lợi đạt 70% dung tích thiết kế, hồ chứa thủy điện phổ biến trên 48% dung tích thiết kế. Ước tính, hơn 1 nghìn ha lúa vụ hè thu 2021 tại địa phương này có nguy cơ thiếu nước.
Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ hè thu năm 2021, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban hành văn bản số 4241/UBND-NN. Trong đó, lãnh đạo tỉnh yêu cầu thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ hè thu 2021...
Cùng với đó, để chuẩn bị cho vụ lúa hè thu này, các địa phương trên địa bàn tỉnh tiến hành nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, kiểm tra, sửa chữa các trạm bơm, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước...
Phía Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đang triển khai các giải pháp đảm bảo cấp điện khác như cân pha, san tải của các máy biến áp, hoán chuyển và nâng dung lượng các máy biến áp, tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý các điểm mối nối, vị trí tiếp xúc của đường dây, trạm biến áp đang vận hành mang tải cao bằng camera nhiệt để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đồng thời, đơn vị đã điều động thợ điện liên tục tiến hành kiểm tra, sửa chữa lưới điện và các trạm biến áp cấp điện phục vụ các trạm bơm nông nghiệp, nhằm đảm bảo cấp điện phục vụ tưới vụ hè thu năm 2021.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có tổng số 327 trạm biến áp cấp điện phục vụ nông nghiệp, với dung lượng hơn 62 nghìn KVA. Trong số 10 đơn vị điện lực, địa bàn Điện lực Phú Vang có nhiều trạm biến áp nhất với 93 trạm, tiếp đến là Điện lực Quảng Điền.
Ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị xác định đảm bảo cung cấp điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đặc biệt cấp điện cho các trạm bơm nông nghiệp trong mọi điều kiện thời tiết là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…