Ngày 16-17/12, tại TP. Cần Thơ, Bộ Y tế tổ chức “Hội thảo Phổ biến Luật phòng chống thiên tai và triển khai Kế hoạch hành động về chuẩn bị, ứng phó với thiên tai của ngành y tế giai đoạn 2015-2020”.
Chủ trì Hội thảo, TS.BS Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Y tế. Tham dự có lãnh đạo Ủy ban Quốc gia tìm kiến cứu nạn, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, lãnh đạo Văn phòng Bộ Y tế, các Vụ, Cục, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương; bệnh viện, viện, trường trực thuộc Bộ; lãnh đạo Sở Y tế, Phòng nghiệp vụ y, Trung tâm Y tế Dự phòng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh/thành phố khu vực phía Nam.
Quang cảnh hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS.BS Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, thiên tai tại các tỉnh phía Nam chịu ảnh hưởng rõ rệt do sự biến đổi khí hậu toàn cầu: triều cường, lũ lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, tố lốc… ngày càng khốc liệt về cường độ cũng như phạm vi ảnh hưởng; mùa mưa bão kéo dài và bất thường, mưa lớn trái mùa, bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện sớm ngay từ các tháng đầu năm, kéo dài cho đến cuối năm, một số cơn bão được hình thành gần bờ biển, mà lại thường xuất hiện vào những ngày cuối tuần, nếu không chủ động và có biện pháp ứng phó kịp thời sẽ gây ra những thiệt hại đáng tiếc về tính mạng và tài sản, điển hình là cơn bão Linda tháng 11/1997 và các trận lũ lụt các năm 2000, 2001, 2002.
Bên cạnh những thảm họa do thiên nhiên gây ra, các loại hình thảm họa cháy nổ, sập đổ công trình, hầm lò, nhà cửa… cũng thường xuyên xảy ra, đó là hậu quả sự phát triển nhanh của kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng đất nước những năm gần đây, điển hình vụ cháy tòa nhà ITC tháng 10/2002 tại TP. Hồ Chí Minh và sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tháng 9/2007…Thiên tai, thảm họa đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn về người và tài sản nhân dân và đất nước.
TS.BS Nguyễn Xuân Trường, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, phát biểu khai mạc
TS.BS. Nguyễn Xuân Trường tin tưởng rằng, sau Hội thảo, các đại biểu trở về đơn vị sẽ phổ biến và áp dụng triển khai tốt công tác phòng chống thiên tai, thảm họa tại đơn vị mình. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ chưa xây dựng kế hoạch hành động về chuẩn bị, ứng phó với thiên tai và phương án đối phó với bão mạnh, siêu bão khẩn trương xây dựng và báo cáo gửi về Ban chỉ huy phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.
Hội thảo được nghe TS. Nguyễn Đức Quang, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, giới thiệu Luật Phòng chống thiên tai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2013, gồm 6 Chương và 47 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2014. Phạm vi điều chỉnh: Luật qui định về hoạt động phòng, chống thiên tai, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động phòng chống thiên tai, quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện phòng, chống thiên tai. Luật Phòng chống thiên tai ra đời nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
BS. CKII Nguyễn Trung Nghĩa, Phó giám đốc Sở Y tế Cần
Thơ, phát biểu
Nhằm cụ thể hóa một số điều của Luật Phòng chống thiên tai, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 66/2014/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Phòng chống thiên tai; Nghị định số 94/2014/NĐ-CP quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng chống thiên tai và Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai. Đặc biệt, học viên được PGS.TS Hà Văn Như, Trường Đại học Y tế Công cộng hướng dẫn nội dung Kế hoạch hành động về chuẩn bị, ứng phó với thiên tai của Ngành y tế giai đoạn 2015-2020 và phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão ngành y tế.
Ngoài ra, các đại biểu cũng được các chuyên gia chuyên ngành cung cấp kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương, đơn vị về quản lý bệnh truyền nhiễm trong tình huống thiên tai, thảm họa; công tác vận chuyển cấp cứu nạn nhân trên biển đảo, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, nước sạch và vệ sinh môi trường, truyền thông nguy cơ sức khỏe.
Minh Tuấn – Công Hoàng
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.