Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 5 năm 2017 | 11:23

Vải chín sớm được mùa, được giá

Nông dân phường Phương Nam (TP.Uông Bí) đang hối hả thu hoạch vải chín sớm, một sản phẩm OCOP (mỗi xã phường một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh. Vải chín sớm Phương Nam năm nay không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

Ông Nguyễn Dương Lễ kiểm tra vải trước khi thu hoạch.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Dương Lễ, khu Tân An, hộ có thâm niên trồng vải chín sớm ở Phương Nam. Ông Lễ phấn khởi cho biết: “Gia đình có 0,5ha trồng gần 100 gốc vải. Thời điểm này, vải đã chín rộ, được nhiều thương lái đến thu mua”. Trung bình một cây vải cho thu hoạch trên 60kg quả, với giá bán 35.000 - 40.000 đồng/kg như hiện nay, gia đình ông Lễ ước thu hơn 100 triệu đồng.

Phường Phương Nam có 14 khu dân cư thì có 8 khu trồng vải chín sớm, tổng diện tích 315ha. Trung bình vụ vải chín sớm, người dân thu hoạch trong khoảng 3 tuần. Từ đầu vụ đến nay, giá quả vải khá ổn định, dao động từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg;  đầu mùa, giá vải lên đến 50.000 đồng/kg, người dân rất phấn khởi. 

Bà Ngô Thị Uyên ở khu Hồng Hải cho biết: “Năm 2016, chúng tôi được tham gia các lớp tập huấn nên đã chủ động áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho vải. Chúng tôi biết cách vun gốc để tích lũy dinh dưỡng cho cây; cách canh, tỉa hoa đực; cách giữ quả từ khi mới nhú, rồi kỹ thuật khoanh gốc… Làm chủ được kỹ thuật nên chất lượng, sản lượng quả vải năm nay cao hơn hẳn”. 

Gia đình ông Bùi Công Tín ở khu Phong Thái trồng 25 sào vải. Là người có kinh nghiệm trồng vải hơn 10 năm, do chịu khó mày mò, tìm hiểu, áp dụng kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh  mà 5 năm trở lại đây, mùa vải nào vườn của ông cũng cho sản lượng ổn định. Ông nhận xét: Những vụ trước, một số vườn vải của người dân ít áp dụng khoa học kỹ thuật, sản lượng trồi sụt, thất thường, phụ thuộc vào thời tiết. Tuy nhiên, vụ vải năm nay, nhờ được tuyên truyền, vận động, ý thức được lợi ích của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc vải, nên nhiều hộ đã đầu tư nhiều hơn cho cây vải. Đó là lý do khiến sản lượng tăng đáng kể. 

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch UBND phường Phương Nam, cho biết: Cây vải được trồng ở địa phương từ hơn 20 năm nay. Những năm gần đây, do công tác xúc tiến và quản bá thương hiệu được chú trọng nên thị trường vải chín sớm Phương Nam được mở rộng. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vải chín sớm Phương Nam đã theo hướng hàng hóa. Vải chín sớm Phương Nam đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, được bảo hộ độc quyền bởi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học  và Công nghệ.

Long Vũ

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Để thương hiệu sen Huế vươn xa

    Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen... tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người.

  • A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    A Lưới thoát khỏi danh sách huyện nghèo

    Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024.

  • Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Lục Ngạn gỡ khó để các xã về đích NTM đúng tiến độ

    Theo kế hoạch năm 2024, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một xã đạt NTM, hai xã đạt NTM nâng cao. Với đặc thù là huyện miền núi nên khi triển khai địa phương gặp nhiều khó khăn. Song, với sự đồng thuận cao của Nhân dân, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, huyện đang quyết tâm đưa các xã về đích đúng tiến độ đề ra.

Top