Các hệ thống siêu thị tại TP. HCM đang tích cực làm việc với các nhà cung cấp phía Bắc để chốt giá, sản lượng và phương án tiêu thụ hàng trăm tấn vải thiều. Chất lượng trái vải tươi năm nay khá tốt và đồng đều nên giá thu mua cao hơn năm trước.
Cụ thể, từ nhiều tháng trước, các siêu thị Co.opmart, BigC đã chủ động kết nối và tăng số lượng nhà cung cấp vải thiều ở Hải Dương, Bắc Giang để có thể linh hoạt hơn trong kế hoạch phân phối và hỗ trợ người trồng khi cần thiết. Theo kế hoạch, Saigon Co.op (chủ hệ thống Co.opmart, Co.op Food, Co.op Xtra) sẽ tiêu thụ từ 350 đến 500 tấn vải thiều. Hệ thống siêu thị Co.opmart và Co.opXtra sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá, thu mua và vận chuyển, phân phối hết sức khoa học nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng và giá trái vải. Đồng thời, siêu thị sẽ tổ chức trưng bày tại các vị trí ưu tiên trong siêu thị và sẽ tổ chức khuyến mãi, giảm giá mạnh liên tục mặt hàng trái cây này để đẩy mạnh tiêu thụ. Theo đánh giá chung, chất lượng trái vải tươi năm nay khá tốt và đồng đều nên giá thu mua của Saigon Co.op tại vườn cao hơn năm trước.
Khách mua vải thiều tại Co.opmart Nguyễn Kiệm
Hệ thống BigC dự kiến tiêu thụ trên 200 tấn vải tươi, tăng hơn 30% so với năm trước. Hệ thống này cũng lên kế hoạch quản lý hiệu quả để giảm giá sản phẩm cũng như thực hiện các chương trình bán hàng không lãi để đẩy mạnh lượng tiêu thụ, hỗ trợ người trồng nhất là khi vào chính vụ. Giá bán vải tại Big C dao động từ 27.900 đồng/kg (ở khu vực Hà Nội), 36.900 đồng/kg (khu vực miền Trung), 38.900 đồng/kg (khu vực TP HCM).
Theo báo cáo mới đây của UBND các tỉnh Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, năm 2016, thời gian thu hoạch vải thiều sớm kéo dài từ ngày 5 đến 20-6, vải chính vụ từ 20-6 đến 25-7. Sản lượng vải thu hoạch năm nay dự kiến sẽ thấp hơn năm 2015: Bắc Giang đạt khoảng 130.000 tấn, Hải Dương khoảng 50.000 tấn… Chất lượng vải thiều năm nay được đánh giá cao hơn so với năm trước, công tác chuẩn bị cho thu hoạch, tiêu thụ cũng được các tỉnh thực hiện kỹ lưỡng. Cũng như mọi năm, khoảng 60% sản lượng vải thiều sẽ được tiêu thụ tại thị trường nội địa, tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng…; 40% còn lại xuất khẩu.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…