Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 7 năm 2017 | 8:18

Vì sao giá lợn hơi tăng nóng rồi lao dốc?

Giá lợn tăng mạnh ngoài yếu tố Trung Quốc nhập hàng trở lại, còn do vừa qua, số lợn đến kỳ xuất chuồng được bán đồng loạt, lứa lợn kế tiếp chưa kịp lớn...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, trong tháng 7, tại Đồng Nai, giá lợn hơi tăng từ 22.000 đồng/kg lên 42.000 đồng/kg vào. Tại Vĩnh Long, Bạc Liêu, giá lợn hơi đã tăng 16.000 – 18.000 đồng/kg so với hồi đầu tháng, với mức giá hiện tại là 38.000 – 41.000 đồng/kg.

vi sao gia lon hoi tang nong roi lao doc hinh 1
Giá lợn hơi tăng nóng rồi lại lao dốc

Tại các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, giá lợn hơi sau khi tăng khoảng 18.000 đồng/kg, đã có lúc tăng lên mức hơn 40.000 đồng/kg, mặc dù cũng có thời điểm giảm xuống mức 30.000-35.000 đồng/kg.

Đồng thời, giá lợn hậu bị và lợn con giống tăng cao. Tại Đồng Nai, lợn hậu bị do công ty cung cấp cũng đã tăng từ 5,5 triệu đồng/con, lên hơn 7 triệu đồng/con.

Tại Bến Tre, lợn con (trọng lượng 15-20kg), hiện đang có mức giá là 1 - 1,2 triệu đồng/con.

Đặc biệt, giá lợn tăng cũng đã đẩy giá thu mua gia cầm tại một số tỉnh phía Nam cũng đã nhích 2.000 – 4.000 đồng/kg so với đầu tháng và hiện ở mức giá là 23.000 – 25.000 đồng/kg; gà lông màu là 24.000 – 26.500 đồng/kg.

Theo Bộ NN&PTNT, giá lợn tăng mạnh ngoài yếu tố Trung Quốc nhập hàng trở lại, còn là do trong giai đoạn vừa qua, số lợn đến kỳ xuất chuồng được bán đồng loạt một lúc nên lứa lợn kế tiếp chưa kịp lớn.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, giá lợn hơi đã trở về mức bình thường như trước, người chăn nuôi đã có lãi. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 tuần, giá lợn tăng nhanh 25.000 đồng/kg là bất thường.

Lý giải nguyên nhân tăng giá bất thường, ông Vân cho rằng, do tổng đàn lợn đã giảm đi đáng kể, từ hơn 29 triệu ở thời điểm đầu năm 2017, sang nửa đầu tháng 7 chỉ còn hơn 27 triệu. Trong số tổng đàn lợn giảm, có hơn 400.000 con lợn nái (từ 4,2 triệu xuống còn 3,8 triệu con). Các hộ chăn nuôi đã chủ động thải loại lợn nái kém chất lượng.

Sự sụt giảm đàn lợn đã dẫn đến thiếu cung cục bộ ở một số nơi có số lượng trang trạng ít, bỏ chuồng nhiều.

Ngoài ra,  nhiều chủ trang trại lớn thấy tăng giá thì giữ lại với kỳ vọng giá tăng cao hơn mới bán, họ đã chủ động đàm phán nâng giá với thương lái.

Mặc dù những ngày gần đây, giá thịt lợn có dấu hiệu tăng trở lại nhưng Bộ NN&PTNT cảnh báo, người chăn nuôi thận trọng trong việc đầu tư tái đàn.

Hiện tại, các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn còn tái đàn tuy nhiên số lượng rất hạn chế, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hầu như không tái đàn hoặc nếu có thì số lượng rất ít. Ước tính tổng số lợn cả nước tháng 7 giảm 3,3% so với cùng kỳ 2016.

Thực tế, sau khi tăng nóng, giá thịt lợn quay đầu giảm nhanh, trong ngày 27/7, tại nhiều vùng chăn nuôi của miền Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình,... giá lợn hơi chỉ còn 30.000 - 36.000 đồng/kg, thậm chí có nơi chỉ 28.000 - 30.000 đồng/kg lợn hơi.

Tại các tỉnh phía Nam, giá lợn hơi cũng từ 45.000 đồng bất ngờ quay đầu giảm còn 37.000 – 39.000 đồng/kg.

Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng khuyến cáo, các hộ còn lợn không nên kỳ vọng chờ giá lên 50.000 đồng/kg mới xuất bán. Với mức giá dao động khoảng 40.000 đồng/kg thì nên xuất bán ngay. Nếu người dân có tâm lý găm hàng hoặc ồ ạt tăng đàn sẽ có nguy cơ thua lỗ./.

Theo Diệu Thùy/Infonet

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top