Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 1 năm 2021 | 9:19

Việt Nam có hơn 200 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) vừa công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đến tính đến ngày 18/1/2021.

Theo danh sách, cả nước có 205 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.

Trong đó, Cần Thơ có số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước với 43 doanh nghiệp.

Tiếp đến là TP. HCM với 38 doanh nghiệp; Long An có 25 doanh nghiệp; An Giang 20 doanh nghiệp; Đồng Tháp 18 doanh nghiệp; Hà Nội và Tiền Giang 8 doanh nghiệp; Nghệ An 7 doanh nghiệp; Kiên Giang, Vĩnh Long 6 doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số địa phương chỉ có 1 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo như: Đắk Nông, Trà Vinh, Tây Ninh, Bình Định, Bình Dương, Hà Tĩnh, Nam Định, Ninh Bình…

 

15-xuat-khau-gaozmwo-15505505390792039686392-crop-1556354019341617321391.jpg
Việt Nam có 205 thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu gạo

 

Năm 2020, hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Tính chung cả năm, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đạt 6,15 triệu tấn và 3,07 tỷ USD, giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng 9,3% về giá trị so với năm 2019 nhờ giá xuất khẩu tăng cao.

Nguyên nhân là do nhu cầu gạo Việt tăng cao trong bối cảnh nguồn cung Thái Lan sụt giảm và gián đoạn xuất khẩu gạo Ấn Độ do thiếu hụt nguồn nhân lực. Do đó, khi hoạt động xuất khẩu của hai nước trên ổn định trở lại sẽ phần nào sẽ làm giá gạo Việt Nam sụt giảm.

Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) dự kiến, tháng 1/2021 giá gạo tiếp tục giữ vững ở mức cao do nhu cầu mua đều và đặc biệt là nhu cầu từ kho gạo chợ làm hàng Tết. Tuy nhiên, sau kỳ nghỉ lễ dài, các hợp đồng giao dịch xuất khẩu còn chưa ký kết nhiều.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương kỳ vọng với nỗ lực của tất cả các bên, xuất khẩu gạo năm 2021 sẽ tiếp tục đạt được những thành tích mới, với mục tiêu tối cao là vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân với giá có lợi nhất./.

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top