Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2019 | 16:25

Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác chế biến và thương mại nông sản

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam mong muốn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung Quốc thúc đẩy để 8 loại hoa quả Việt Nam sớm được xuất chính ngạch vào nước này.

nong-san.jpg

Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

 

Sáng 14/10 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, với tính chất địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nhóm nông sản, thủy sản có thể bổ trợ cho nhau.

Sức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam rất lớn với khoảng 50 triệu tấn lương thực, 5 triệu tấn thịt, 8 triệu tấn thủy sản, 12 tỷ quả trứng, 1 triệu tấn sữa, 20 triệu m3 gỗ từ rừng trồng.

Đặc biệt về các sản phẩm cây công nghiệp, Việt Nam có lợi thế như sản lượng càphê đứng thứ hai thế giới, chiếm trên 50% sản lượng tiêu thế giới; 1,2 triệu tấn cao su; 3 triệu tấn hạt điều và lớn nhất thế giới.

Việt Nam chỉ sử dụng hết 50%, còn lại là xuất khẩu. Về vật tư nông nghiệp, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các nông sản ôn đới về mùa hè…

"Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhập khẩu nông sản Việt Nam, nhưng so với tiềm năng lợi thế hai nước còn rất lớn và cần tính đến cung ứng nông sản cho chuỗi nông sản toàn cầu," Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Không chỉ về thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Trung Quốc còn là quốc gia có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thật, đặc biệt là giống.

Hai bên cần hợp tác hơn nữa về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những tiến bộ trong ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai; phát triển chế biến nông sản.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú đánh giá cao những thành tựu ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được thời gian qua.

Trung Quốc mong muốn cùng Việt Nam hợp tác các vấn đề trong phát triển nông nghiệp như khoa học kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu, xây dựng hạ tầng, chế biến nông sản, đầu tư nông nghiệp…

Đặc biệt trước tình hình dịch tả lợn châu Phi, trong khi Trung Quốc và Việt Nam có đường biên giới dài, Trung Quốc mong muốn tiếp tục có sự hợp tác trong phòng chống dịch bệnh qua biên giới.

Hiện hai nước đã chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh và trong thời gian tới hai bên tiếp tục hợp tác chia sẻ thành quả này.

Về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị hai bên sẽ tổ chức hội thảo cùng chia sẻ kinh nghiệm để cùng ứng phó; đồng thời, triển khai trên cả các đối tượng dịch hại khác như sâu keo mùa thu, rầy nâu…

Về thương mại nông sản, Bộ trưởng Hàn Trường Phú cho biết, Trung Quốc chiếm 1/10 thương mại nông sản thế giới.

Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước.

Nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc qua các kênh như hội chợ, triển lãm… để doanh nghiệp hai bên có thể tìm hiểu, xúc tiến thương mại.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đánh giá cao việc Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi để nông sản Việt Nam sang Trung Quốc và mong muốn Bộ trưởng Hàn Trường Phú thúc đẩy để 8 loại hoa quả Việt Nam đã gửi hồ sơ sang sớm được xuất khẩu chính ngạch vào nước này.

Đây là những nông sản mà doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu cao để phát triển chế biến như sầu riêng, khoai lang…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng hai bên cần chuẩn bị kỹ các nội dung cho cuộc làm việc lần tới. Đó là các nội dung như khoa học công nghệ; thúc đẩy doanh nghiệp liên kết trong chế biến và phát triển thị trường nông sản; phát triển nông thôn; biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh qua biên giới.

Hai Bộ trưởng thống nhất giao cho đơn vị chuyên môn chuẩn bị các nội dung trên để đầu năm 2020, hai bên sẽ tổ chức cuộc họp này./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top