Công ty cổ phần Sữa Việt Nam vừa được nhận bằng khen của Thủ tướng vì có thành tích xuất sắc trong phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo...
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW là sự kiện nhằm đánh giá quá trình tổ chức thực hiện, những thành tựu đạt được, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trên cơ sở đó đề ra những quan điểm, chủ trương, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.
Là công ty sữa lớn nhất Việt Nam và được tin dùng bởi đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước, Vinamilk đã và đang đầu tư hàng ngàn tỉ đồng để tập trung đầu tư hai hạng mục lớn nhằm góp phần giúp công ty đạt mục tiêu doanh số 80 ngàn tỉ đồng vào năm 2021, đó là nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng các trang trại chăn nuôi bò sữa.
Hiện tại, Vinamilk đang sở hữu hệ thống 10 trang trại chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đều đạt chứng nhận Global GAP – tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. Theo tổ chức chứng nhận uy tín hàng đầu thế giới Bureau Veritas (Là đơn vị dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực thử nghiệm, đánh giá và chứng nhận quốc tế có trụ sở tại Pháp) thì Vinamilk đang sở hữu “Hệ thống trang trại đạt chuẩn quốc tế Global G.A.P lớn nhất Châu Á”. Trang trại bò sữa organic của Vinamilk tại Đà Lạt là trang trại bò sữa organic theo tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu đầu tiên tại Việt Nam (do tổ chức Control Union (Hà Lan) chứng nhận).
Với kế hoạch phát triển các trang trại, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty (bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết) hiện lên tới khoảng 120.000 con, với sản lượng khoảng 800 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Dự kiến tổng đàn bò sẽ được nâng lên khoảng 200.000 con vào năm 2020, với sản lượng sữa tươi nguyên liệu dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi.
Phát triển nông nghiệp bền vững cũng là mục tiêu Vinamilk hướng đến, báo cáo phát triển bền vững định kỳ được đảm bảo bởi các công ty kiểm toán hàng đầu thế giới cho thấy các trang trại Vinamilk đã áp dụng hiệu quả hàng loạt công nghệ cao trong phát triển bền vững : năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, biogas), tiết kiệm năng lượng và tài nguyên ( hệ thống điều khiển làm mát tự động, đèn Led, hệ thống tái sử dụng nước trong chăn nuôi).. từ đó sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cũng chính vì những sự nỗ lực trong chiến lược phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường mà vào ngày 22/11 vừa qua, trong Lễ công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2018 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì, cũng đã được vinh danh là Doanh nghiệp 3 năm liên tiếp được bình chọn vào Top 10 doanh nghiệp bền vững.
Bộ chỉ số Doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI) để bình chọn hàng năm và vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc về PTBV. Đây là chỉ tiêu bổ sung hoàn hảo vào Bộ Chỉ tiêu phát triển doanh nghiệp mà chính phủ đã và sẽ công bố hàng năm cùng với sách trắng về phát triển doanh nghiệp hàng năm của Việt Nam.
Trong chiến lược phát triển, Vinamilk luôn kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện duy trì tăng trưởng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh song song với việc tập trung phát triển con người, các hoạt động trách nhiệm xã hội hướng về cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Việc trong những tháng cuối năm, Vinamilk liên tiếp nhận đươc các bằng khen và sự đánh giá cao của Chính phủ trong công tác phát triển bền vững đã minh chứng cho đường lối phát triển đúng đắn, có “tâm” và có “tầm” của công ty trong sự nghiệp xây dựng một ngành nông nghiệp chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Việt Nam cũng như thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng thịnh vượng và bền vững.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…