Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 7 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2016 | 7:30

Vinamilk vào top 300 công ty năng động nhất châu Á 2016

Tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản) vừa công bố danh sách 300 công ty năng động nhất châu Á - Asia300, Vinamilk tiếp tục là công ty sữa duy nhất trong ngành sữa Việt Nam có tên trong danh sách này.
 
Đợt bình chọn Top 300 công ty năng động nhất Châu Á, Việt Nam có 5 công ty, là những gương mặt đã được vinh danh từ năm trước. Tổng giá trị vốn hóa của 5 công ty lọt Top lần này là 21.206,46 triệu USD (Theo số liệu Nikkei, ngày 14/3/2016), trong đó riêng Vinamilk ước tính đạt 7.267,04 triệu USD chiếm khoảng gần 30% vốn hóa trong tổng 5 công ty lọt Top lần này, và là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay.
 
 
 
Vinamilk ước tính đạt 7.267,04 triệu USD (theo số liệu Nikkei, ngày 14/3/2016) chiếm khoảng gần 30% vốn hóa trong tổng 5 công ty lọt Top lần này, và là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay.
 
Asia300 quy tụ những công ty có quy mô lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất từ 11 quốc gia. Tạp chí Nikkei lựa chọn những doanh nghiệp này dựa trên quy mô vốn hóa, tiềm năng tăng trưởng và kể cả mức độ phát triển về mặt địa lý.
 
Danh sách Asia300 có sự góp mặt nhiều nhất của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc với 83 doanh nghiệp (bằng với năm trước), Ấn Độ có 44 doanh nghiệp, Hàn Quốc có 42 doanh nghiệp, và Đài Loan có 40 doanh nghiệp.Các nước tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có 5 doanh nghiệp, Singapore, Thái Lan và Indonesia mỗi nước có 25 doanh nghiệp, Malaysia có 22 doanh nghiệp, Philippin có 20 doanh nghiệp.
Trước đó, năm 2015, tạp chí này cũng đã bình chọn Vinamilk trong Top 100 doanh nghiệp giá trị nhất Asean, và Top 300 công ty năng động nhất châu Á.
 
Theo Nikkei Asian Review: "Tiềm năng của Vinamilk được công nhận ở nước ngoài là rất tốt nên các nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu 49% của công ty. Theo một nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sữa đã tăng hơn 20 lần ở Việt Nam trong 20 năm qua, và Vinamilk đóng góp rất nhiều cho kết quả này.
 
 
Trong những năm gần đây, Vinamilk đã đưa vào hoạt động thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa nước và sữa bột ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng.
 
Tổng Giám Đốc của Vinamilk là bà Mai Kiều Liên, bà được sinh ra ở Pháp vào năm 1953, học nghiên cứu chế biến sữa ở Liên Xô cũ và sau đó trở về Việt Nam. Bà đã được Forbes bình chọn là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực của châu Á”.
 
Trong những năm gần đây, Vinamilk đã đưa vào hoạt động thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng.
 
Nhà máy Sữa Việt Nam của Vinamilk được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.
 
Vinamilk hiện có khoảng 25 đơn vị trực thuộc với 13 nhà máy sản xuất tại Việt Nam và hiện có gần 6.000 nhân viên trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Vinamilk đã đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư 70% cổ phần vào nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy Angkor Milk tại Campuchia và công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
 
Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 42 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc...
 
Năm 2015, doanh thu của Vinamilk đạt hơn 40.222 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014, nộp ngân sách nhà nước 3.922 tỷ đồng. Trong năm 2015, Vinamilk cũng sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước.
Vinamilk đã và đang tham gia rất tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Trong rất nhiều hoạt động gần 40 năm qua, có nhiều chương trình mang ý nghĩa nhân văn lớn như: chương trình "Sữa học đường”, Quỹ sữa "Vươn cao Việt Nam”, Quỹ "Một triệu cây xanh cho Việt Nam”…
 
Tuyết Nhung/Theo Tin Tức Online/Vinamik
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chống đói nghèo, bài học Việt Nam nhìn từ NHCSXH

    Chính sách xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    “Thay áo” cho vùng đất bãi Đông Anh

    Gần 20 năm nay, vùng bãi sông Hồng và sông Đuống được nông dân huyện Đông Anh (Hà Nội) “thay áo” bằng việc chuyển từ canh tác rau màu sang trồng quất cảnh và cây ăn quả.

  • Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Ghi nhận thành quả mà huyện Thọ Xuân đã đạt được trong việc thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM. Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

Top