Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa chính thức công bố danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (Bảng xếp hạng VNR500 năm 2015). Trong danh sách 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam mới công bố, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã vươn lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng. Tiêu chí để Vietnam Report lựa chọn các doanh nghiệp Tư nhân là những doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%.
Bảng xếp hạng VNR500 là kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, được xây dựng dựa trên mô hình xếp hạng Fortune 500, đồng thời được kiểm chứng với dữ liệu của doanh nghiệp. Đây là năm thứ 9 liên tiếp Bảng xếp hạng VNR500 được chính thức công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính 2014.
Lễ công bố Bảng xếp hạng VNR500 năm 2015 dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Vinamilk vươn lên đứng đầu Top 10 các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2015 |
Trước đó, Vietnam Report phối hợp với Tạp chí Thuế - Tổng cục Thuế cũng đã tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng V1000 2015 - 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2015, nhằm biểu dương và khuyến khích các Doanh nghiệp có mức nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp cao, có trách nhiệm xã hội và tuân thủ tốt các chính sách, pháp luật về thuế trong năm 2014. Vinamilk đã được tôn vinh trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015.
9 tháng đầu năm 2015, mặc dù phải cạnh tranh gay gắt với những công ty trong và ngoài nước, Vinamilk vẫn đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng, vượt chỉ tiêu đã để ra với doanh thu thuần quý 3 của Vinamilk đạt 10.549 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2014. Lợi nhuận gộp của 9 tháng đầu năm 2015 đạt 5,877 tỷ đồng, tăng 35,4% so với cùng kỳ 2014 nhờ việc thay đổi cơ cấu nhóm sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm mang lại hiệu quả cao.
Trụ sở của Vinamilk |
Trong 2 năm vừa qua, Vinamilk đã đưa vào hoạt động thêm 2 siêu nhà máy mới sản xuất sữa bột và sữa nước ở Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng. Nhà máy sữa nước Việt Nam có công suất siêu lớn - hơn 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 1 và sẽ tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Đây là nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại bậc nhất thế giới của Tetra Pak. Tất cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm cùng với kho thông minh đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Nhà máy sữa bột Việt Nam có công suất 54,000 tấn/năm, là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy đi vào hoạt động đã và đang giúp Vinamilk đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và còn đảm bảo khả năng phục vụ xuất khẩu đang tăng cao của Vinamilk trong những năm gần đây.
Vinamilk cũng đầu tư đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư 70% cổ phần vào nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy tại Campuchia, mở công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Vinamilk đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ…
Bảng xếp hạng những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam |
Không chỉ quan tâm đến sản xuất kinh doanh, Vinamilk đã và đang tham gia rất tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Trong rất nhiều hoạt động gần 40 năm qua, có nhiều chương trình mang ý nghĩa lớn như: chương trình “Sữa học đường”, Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”, Quỹ “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”…đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong cộng đồng./.
PV
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo huyện Mường Lát (Thanh Hóa), từ chưa hiểu sản phẩm OCOP là gì, nhưng bằng nghị lực, sự táo bạo trong cách nghĩ, cách làm và được sự ủng hộ của chính quyền, chị Lương Thị Nồng ở xã Quang Chiểu đã đưa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện (năm 2021) và phát triển bền vững.