Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 6 năm 2021 | 21:13

Vụ vải thiều Bắc Giang “thắng lớn”, đạt gần 7.000 tỷ đồng

Đến nay, tỉnh Bắc Giang đã cơ bản tiêu thụ hết vải thiều, sản lượng tiêu thụ đạt trên 212 nghìn tấn. Đây là vụ vải có sản lượng, chất lượng cao nhất trong những năm gần đây. Ước doanh thu từ vải và các dịch vụ phụ trợ đạt 6.830 tỷ đồng.

 Đến hết ngày 30/6, Bắc Giang đã tiêu thụ đạt trên 212 nghìn tấn vải thiều.

 

Mùa vụ vải thiều năm 2021 của tỉnh Bắc Giang diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, với những khó khăn, thách thức lớn chưa từng có khi đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát ở nhiều địa phương, trong đó Bắc Giang là tâm dịch lớn nhất của cả nước, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ.

Song, tỉnh Bắc Giang đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các bộ, ngành trung ương; sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các tỉnh, thành phố; sự ủng hộ, giúp đỡ của Đại sứ quán, Cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại các nước, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

Sự năng động, tích cực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cùng với sự vào cuộc chủ động, tích cực, kịp thời và trách nhiệm của các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí trong và ngoài nước, đã chung tay, đồng hành cùng Bắc Giang tiêu thụ vải thiều và các mặt hàng nông sản.

Đến thời điểm hiện tại, vải thiều của tỉnh Bắc Giang đã cơ bản được tiêu thụ hết, với sản lượng tiêu thụ đạt trên 212 nghìn tấn. Có thể nói, đây là vụ vải thiều có sản lượng, chất lượng cao nhất trong những năm gần đây. Sản lượng tiêu thụ vượt mục tiêu so với kế hoạch, kịch bản ban đầu đề ra. Chất lượng quả vải được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá là cao nhất từ trước tới nay và được đón nhận, tiêu thụ hết sức thuận lợi ở cả trong và ngoài nước. 

Để đạt kết quả này, Bắc Giang đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất vải an toàn - không Covid 19. Theo đó, tập trung chỉ đạo khâu sản xuất, nâng cao chất lượng, xây dựng mã vùng trồng cụ thể và hướng đến sản phẩm có chất lượng cao, truy suất nguồn gốc, xuất xứ. Việc coi trọng và đặt chất lượng là vấn đề cốt lõi, nên quả vải Bắc Giang có chất lượng vượt trội, khẳng định được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, cho dù bất kỳ hoàn cảnh nào.

 

 Những đơn hàng đặt trước mua vải thiều Bắc Giang trên sàn thương mại điện tử.

 

Trong công tác tiêu thụ, tỉnh đã sớm xây dựng Kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều ngay từ đầu tháng 4/2021, với 03 kịch bản, phương án tiêu thụ cụ thể và đã kích hoạt, điều hành hết sức linh hoạt các kịch bản đó. Do vậy, vải thiều đã tiêu thụ thuận lợi ở cả trong và ngoài nước.

Trong đó, Bắc Giang đã chủ động khơi thông các thị trường đã có ở trong và ngoài nước. Đặc biệt năm 2021 trong bối cảnh của đại dịch covid-19, tỉnh Bắc Giang đã chú trọng đến thị trường trong nước, chính vì vậy Bắc Giang đã sớm kết nối với các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, hệ thống chợ đầu mối, …để thương thảo, ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng bao tiêu sản phẩm tại các mã vùng trồng.

Bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ thông qua hệ thống siêu thị, Trung tâm thương mại, chợ đầu mối …, vải thiều Bắc Giang còn được kết nối, tiêu thụ trên kênh online (zalo, facebook, fanpage,…), đặc biệt là tiêu thụ trên 06 sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam (Sendo, Voso, Shope, Lazada, Tiki, postmart) và trên sàn thương mại điện tử lớn của quốc tế như Alibaba, Amzon...

Đối với thị trường nước ngoài, tỉnh này đã sớm kết nối với các Tham tán thương mại tại các nước trên thể giới. Qua đó, tăng cường quảng bá, tiếp tục khơi thông, mở rộng một số thị trường tiêu thụ như Nhật bản, Úc, khu vực Trung Đông, EU, Đông Nam Á, Hồng Koong, Ma Cao…

Đến nay, có thể khẳng định, kết quả tiêu thụ đã vượt kỳ vọng và mục tiêu Bắc Giang đặt ra. Ước doanh thu từ vải và các dịch vụ phụ trợ đạt 6.830 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ vải đạt 5.140 tỷ đồng, doanh thu từ dịch vụ phụ trợ 1.690 tỷ đồng.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top