Vượt khó, nông dân Hà Tĩnh nỗ lực thu hoạch lúa hè thu
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở Hà Tĩnh đúng vào chặng nước rút của thời vụ thu hoạch lúa hè thu 2021. Vượt lên những khó khăn, bà con nông dân đang đẩy nhanh tiến độ, nỗ lực hoàn thành kế hoạch sản xuất...
Năng suất vượt trội
Vừa bốc xếp lúa, chị Nguyễn Thị Liên, thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên cho biết: “Ngoài giống lúa Khang dân 18, gia đình tôi gieo trồng lúa BT09. Đây là giống lúa ngắn ngày nên chín sớm, năm nay, lúa phát triển tốt và cho năng suất cao, trung bình ước đạt 3 tạ/sào".
Chủ tịch UBND xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà Nguyễn Công Hường thông tin: "Năm nay, Thạch Trị gieo cấy tổng diện tích 150 ha, chủ yếu là các giống lúa Khang dân đột biến, Khang dân 18, Xuân Mai 12... và hiện đã thu hoạch được khoảng 50% diện tích. Theo đánh giá, vụ mùa này thắng lợi toàn diện, năng suất đạt 5 tấn/ha, sản lượng hơn 2.500 tấn. Thời gian qua, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân khẩn trương thu hoạch lúa để sớm triển khai các kế hoạch sản xuất tiếp theo”.
Năng suất lúa hè thu đạt cao nhất so với nhiều năm gần đây, lúa chín tới đâu, máy gặt về tới đó, nông dân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vui mừng đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, bảo vệ thành quả mùa màng.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh Trần Bá Toàn phấn khởi cho biết: “Năng suất lúa vụ hè thu 2021 ước đạt 53,5 - 54 tạ/ha, cao hơn 8 - 9 tạ/ha so với vụ hè thu 2020. Nhiều vùng sản xuất, nhất là những nơi phá bờ thửa nhỏ hình thành ô thửa lớn, những diện tích cánh đồng mẫu, năng suất đạt khoảng 60 tạ/ha”.
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Tĩnh, hiện nay, các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ở các địa phương bắt đầu bước vào giai đoạn chín và thu hoạch. Theo ngành chuyên môn, do tổng lượng mưa trên địa bàn Hà Tĩnh đến nay mới chỉ đạt từ 900 - 1.100 mm trong khi tổng lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.800 - 3.000 mm, vì thế, có thể xuất hiện nguy cơ mưa lũ làm ảnh hưởng đến thu hoạch lúa hè thu.
Hiện, một số diện tích thuộc trà lúa hè thu ở Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Đức Thọ đã cho thu hoạch với diện tích khoảng hơn 30 ha.
Đây là những vùng cơ cấu bộ giống ngắn ngày như: BT09, HN6, lai thơm 6, TH3-3, TH3-5 với thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày. Theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 10% (gần 4.500 ha) diện tích lúa hè thu cơ cấu các loại giống này. Những ngày tới, các diện tích chín và thu hoạch sẽ còn mở rộng ở một số xã thuộc Nghi Xuân, TX Hồng Lĩnh… Dự kiến, thời gian thu hoạch rộ vụ lúa hè thu toàn tỉnh vào khoảng từ ngày 1 - 10/9.
Điều tiết máy gặt, đảm bảo phòng chống dịch
Theo đánh giá chung, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng máy gặt ngoại tỉnh hiện nay trên đồng ruộng Hà Tĩnh rất hạn chế so với cùng thời điểm những vụ trước.
Việc thiếu hụt số lượng máy gặt từ ngoại tỉnh do ảnh hưởng dịch COVID-19 đặt ra cho các địa phương ở Hà Tĩnh những giải pháp điều tiết hợp lý, đáp ứng tiến độ thu hoạch vụ hè thu.
Để chủ động trong việc thu hoạch, Sở NN&PTNT khuyến cáo các địa phương tập trung chỉ đạo rà soát lại số lượng, điều tiết máy gặt ở các địa phương để tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, phấn đấu cơ bản thu hoạch xong trước 15/9.
Ông Lê Ngọc Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Theo cân đối, số lượng máy gặt trên địa bàn cơ bản đáp ứng nhu cầu. Trước mắt, huyện giao địa phương chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết tại chỗ, tập trung thu hoạch nhanh gọn theo theo từng vùng đồng, từng thôn/xóm và từng xã, thị trấn.
Huyện sẽ điều tiết tăng cường cho những địa phương có số lượng máy ít từ những địa phương lân cận để đảm bảo thời gian, quãng đường di chuyển của máy trong điều kiện phòng dịch COVID-19. Ưu tiên nhất cho những vùng lúa đã chín đều, vùng vừa thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT -TTg. Chúng tôi đang phấn đấu sẽ hoàn thành thu hoạch hè thu trước 10/9”.
Đặc điểm của vựa lúa Cẩm Xuyên là các trà lúa được cơ cấu tập trung (chủ yếu sử dụng giống có thời gian sinh trưởng khoảng từ 85 - 100 ngày), cơ bản diện tích đều thu hoạch bằng máy và thời vụ thu hoạch chỉ khoảng 7 - 10 ngày.
Vì thế, áp lực thời vụ có khả năng sẽ cao hơn các huyện khác. Ngoài việc điều tiết máy gặt, ngay từ đầu vụ, nhiều địa phương còn huy động lực lượng giúp người dân bốc vác, vận chuyển lúa với phương châm gặt cánh đồng nào, giải phóng gọn cánh đồng đó.
Để đảm bảo tiến độ thu hoạch, đồng thời hỗ trợ, động viên tinh thần bà con nông dân sau thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg, nhiều địa phương đã tổ chức 3 tổ tình nguyện chia nhau xuống các vùng đồng giúp người dân bốc vác, vận chuyển lúa hè thu.
Cùng đó, các địa phương tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ khi có người đưa máy gặt từ ngoại huyện, ngoại tỉnh vào địa bàn. Các chủ máy, người phụ máy phải đảm bảo đầy đủ quy định phòng, chống dịch COVID-19; các địa phương phải có cam kết giữa chủ máy với các hộ dân về các nội dung: giá cả, diện tích, thời gian thu hoạch; yêu cầu giá gặt mỗi sào từ 120-130 ngàn đồng...
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát số lượng máy gặt đập trên địa bàn, có kế hoạch điều phối hợp lý giữa các địa phương để đảm bảo thu hoạch lúa hè thu nhanh nhất.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.