Cùng sinh ra trên một mảnh đất, cùng học chung những ngôi trường, cùng đi trên những con đường, cùng hoạt động trên một đơn vị hành chính; nhưng tình cảm trai gái dành cho nhau lại không đến được với nhau thì đó cũng là một điều đáng suy nghĩ!
Xã Đông Ninh nằm ở phía tây huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Đây là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng như Lê Ngọc xưng vua ở kinh đô Trường Xuân chống lại nhà Đường ở thế kỷ thứ VII, Tướng công Nguyễn Chích là người dâng kế sách cho Lê Lợi về việc vào Nghệ An tiến hành chống lại nhà Minh để làm nên thắng lợi vĩ đại của khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV, Quận công Lê Giám góp công lớn trong chiến tích phù Lê diệt Mạc ở thế kỷ XVII… Tuy nhiên, khi đến với vùng đất yên bình này chúng ta còn được nghe câu chuyện lời thề nguyền huyền bí về tình duyên trai gái của hai làng Trường Xuân và Vạn Lộc. Đến nay lời thề ấy vẫn chưa được hóa giải.
Đây là câu chuyện có thật xảy ra từ thời kỳ phong kiến. Ông Nguyễn Đủ, nguyên là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Đông Ninh, ông cũng là một người dân làng Vạn Lộc đã kể cho chúng tôi rất tường tận về câu chuyện này. Trường Xuân và Vạn Lộc là hai làng nằm cách nhau một cánh đồng. Thời đó, cai quản làng Trường Xuân là vị xã quan họ Ngô, còn làng Vạn Lộc được cai quản bởi xã cung họ Vũ. Đây là hai vị quan tại hương được bổ nhiệm làm quan của hai làng. Ngày ấy, danh giới đất của làng Trường Xuân kéo dài đến sát làng Vạn Lộc. Vì thế người dân và trâu bò của làng Vạn Lộc nếu chẳng may đi vào địa phận làng Trường Xuân sẽ bị trai tuần làng Trường Xuân bắt và phạt. Không cam chịu hoàn cảnh như vậy, quan xã cung họ Vũ làng Vạn Lộc đã nghĩ ra mẹo. Ông tính số nhân khẩu của làng để lấy đất của làng Trường Xuân. Vị quan xã cung đã tiến hành đo diện tích bằng hình học, thả diều để tính diện tích của làng, sau đó làm lại sổ bạ.
Khi đã hoàn tất việc tính diện tích và làm lại sổ bạ, quan xã cung làng Vạn Lộc tính đến việc lấy đất của làng Trường Xuân. Ngày ấy hai làng cấy hai loại lúa khác nhau để phân biệt. Vào ban đêm, xã cung làng Vạn Lộc đã huy động nhân dân của làng nhổ lúa của làng Trường Xuân để cấy lúa của làng Vạn Lộc. Sau đó hai làng đã nỗ ra tranh chấp đất đai. Việc tranh chấp đó của hai làng đến tai quan trên. Khi quan trên đến xử kiện, xã cung làng Vạn Lộc trình bày bằng sổ sách mà ông vừa làm lại, còn xã quan họ Ngô làng Trường Xuân lại lấy diện tích lúa cấy để làm bằng chứng. Hai vị quan đính ước nếu ai thua sẽ bị xử chết chém. Mỗi làng có một bằng chứng riêng nên quan trên không biết xét xử thế nào đành nói với hai làng chờ đến khi lúa trổ bông để giải quyết.
Đến khi lúa trổ bông thì diện tích lúa của làng Trường Xuân đã bị thay bằng lúa của làng Vạn Lộc, quan trên cho làng Vạn Lộc thắng kiện và xã quan làng Trường Xuân bị chết chém. Uất ức nên trước khi chết xã quan họ Ngô làng Trường Xuân đã nói thề rằng từ nay trai gái làng Trường Xuân sẽ không bao giờ được kết duyên với trai gái làng Vạn Lộc. Lời nói của xã quan làng Trường Xuân như một lời thề nguyền và trai gái hai làng cũng tuân theo. Họ lấy cây dưới giữa hai làng làm bằng chứng cho lời thề, nếu có đôi trai gái nào của hai làng mà lấy nhau khi đi qua cây dưới sẽ bị trời đánh chết. Vì thế cây dưới giữa hai làng sau này được đặt là cây dưới thề. Được biết, trong gia phả của dòng tộc họ Ngô làng Trường Xuân vẫn còn ghi chép sự kiện này.
Trải qua mấy trăm năm nhưng lời thề của xã quan họ Ngô đến nay vẫn chưa mai một. Ngày nay, hai làng không còn nhiều người nhắc lại đến việc đó. Người dân hai làng vẫn có một mối quan hệ khăng khít. Thế nhưng khi đề cập đến chuyện tình duyên trai gái của hai làng thì giá trị của lời thề vẫn còn nguyên vẹn. Thực tế đã có nhiều đôi trai gái của hai làng rất yêu nhau nhưng câu chuyện xưa như một lời thề nguyền mà chưa ai thoát ra khỏi được.
Trai gái hai làng vẫn dành tình cảm cho nhau nhưng cuối cùng lại phải xa nhau vì lời thề nguyền của bậc tiền bối. Họ vẫn có quyền yêu nhau, không ai cấm được họ vì tự do yêu thương là quyền riêng của mỗi con người. Ấy vậy mà họ lại thất bại trước tiếng nói và lời nguyền của lịch sử. Xã Đông Ninh có bảy làng (Hữu Bộc, Trường Xuân, Vạn Lộc, Hợp Thành, Thanh Huy, Phù Bình, Phù Chẩn), trai gái tất cả các làng đều đã kết duyên cùng nhau, chỉ riêng trai gái hai làng Trường Xuân và Vạn Lộc là không thể đến với nhau vì lời thề nguyền ngày xưa vẫn có sức nặng ngàn tấn.
Có nhiều đôi trai gái hai làng rất muốn bước ra khỏi lời thề từ ngày xưa nhưng họ lại bị chùn bước bởi lời thề đó. Câu chuyện lời thề tình duyên của hai làng là như vậy đó, nó đơn giản nhưng lại có âm hưởng lâu dài vì đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân hai làng. Lịch sử vẫn cứ là lịch sử. Liệu trai gái hai làng có xóa bỏ được lời nguyền để đến với nhau? Lời nguyền đó đến bao giờ sẽ được giải mã? Cùng sinh ra trên một mảnh đất, cùng học chung những ngôi trường, cùng đi trên những con đường, cùng hoạt động trên một đơn vị hành chính; nhưng tình cảm trai gái dành cho nhau lại không đến được với nhau thì đó cũng là một điều đáng suy nghĩ!
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.