Những tấn xoài đầu tiên của Việt Nam đã chính thức có mặt tại thị trường Australia từ ngày 19/9, tiếp tục mở ra cơ hội cho trái cây Việt Nam thâm nhập thị trường “khó tính” này. Agricare Việt Nam - Công ty thực hiện xuất khẩu lô xoài đầu tiên cho biết, đây là loại xoài da xanh của Cao Lãnh (Đồng Tháp) được canh tác theo quy trình VietGap.
Việc xoài Việt Nam tiếp cận thị trường Australia là kết quả và nỗ lực của các cơ quan chức năng hai nước và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Australia sau 7 năm đàm phán. Trước đó, ngay sau khi phía Australia hoàn thành báo cáo đánh giá rủi ro, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Australia đã tiến hành nghiên cứu thị trường, tổ chức truyền thông để xúc tiến và quảng bá cho trái xoài Việt Nam tại Australia.
Đánh giá về triển vọng tiêu thụ của trái xoài Việt Nam tại Australia, Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị cho biết, 2 nước đã có một một nghiên cứu đánh giá bài bản trong suốt 1 năm nay, nhằm đánh giá sức cạnh tranh của xoài Việt Nam với xoài của một số nước khác như Thái Lan, Philippines…Trong khi Australia cũng trồng rất nhiều xoài, ở phía Bắc Australia có hội nông gia người Việt trồng hàng ngàn ha xoài nhưng chất lượng xoài của Việt Nam được đánh giá là tốt nhất, đặc biệt là xoài Cát Lộc.
“Mùa xoài của Việt Nam thường rơi vào thời điểm ít phải cạnh tranh với các nước khác. Thêm nữa, lượng tiêu thụ của thị trường Australia rất lớn nên hai bên hi vọng xoài Việt Nam sẽ được tiêu thụ mạnh ở thị trường này. Xoài có thể làm nhiều món ăn mà người dân Australia rất ưa thích”, Đại sứ Lương Thanh Nghị chia sẻ.
Đại sứ Lương Thanh Nghị cũng cho biết, số lượng xoài đầu tiên được xuất khẩu sang thành phố Perth phía Tây của Australia. Trong thời gian tới, mỗi ngày sẽ có khoảng 18 tấn xoài của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường này để bán tại các siêu thị, chợ đầu mối trên toàn Australia.
Để tạo điều kiện cho trái xoài Việt Nam đến tay người tiêu dùng, bên lề Hội chợ quốc tế hàng thực phẩm Australia diễn ra từ ngày 12-15/9 vừa qua, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam đã tổ chức giới thiệu, kết nối giao thương đưa xoài Việt vào thị trường Australia.
Nhân dịp này, Thương vụ Việt Nam và Hội doanh nhân Việt Nam tại Australia cũng đã ký biên bản ghi nhớ về việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản nói chung và hoa quả tươi như vải, xoài… nói riêng của Việt Nam. Đồng thời, vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong việc đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại các chợ Á Đông và trong các siêu thị lớn của Australia.
Xoài Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Australia phải đáp ứng các điều kiện hết sức nghiêm ngặt về vùng trồng, quy cách đóng gói, kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếu xạ và vận chuyển…
Tiếp sau trái vải thiều và xoài, trái thanh long của Việt Nam cũng đang tiến gần tới thị trường Australia. Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Australia vừa hoàn thành dự thảo báo cáo đánh giá, theo đó đề xuất cấp giấy phép nhập khẩu thanh long tươi từ tất cả các vùng trồng loại cây này cho mục đích thương mại của Việt Nam vào thị trường nước này, với điều kiện phải đáp ứng được các điều kiện về an toàn sinh học.
Báo cáo đang được đăng tải để lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong thời gian từ 13/9 – 14/11/2016. Theo kế hoạch, quy trình đánh giá rủi ro cho trái thanh long tươi Việt Nam sẽ được Chính phủ Australia hoàn thành vào cuối năm nay.
Hy vọng sau vải thiều, xoài… trái thanh long Việt Nam sẽ sớm được cấp phép xuất khẩu vào một trong những thị trường khó tính nhất thế giới này.).
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.