Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Nguồn Australia đang hoàn tất cả thủ tục cuối cùng để cấp giấy phép nhập khẩu cho xoài Việt Nam.
Cơ quan thương vụ Việt Nam tại Australia cho biết, Chính phủ cùng Bộ Nông nghiệp và Nguồn Australia đang hoàn tất cả thủ tục cuối cùng để cấp giấy phép nhập khẩu cho xoài Việt Nam. Nếu được cấp phép, đây sẽ là loại trái cây thứ hai của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường này.
Thương vụ cũng cho biết, để chuẩn bị cho trái xoài Việt Nam sớm có mặt tại thị trường Australia ngay sau khi được cấp phép, hàng loạt các hoạt động nghiên cứu thị trường, vận động, kết nối doanh nghiệp được các cơ quan đại diện Việt Nam ở Australia sẽ được triển khai.
Hiện nay, mặc dù lượng người Việt ở khu vực lãnh thổ Bắc Australia rất ít, chỉ khoảng 900 người, song lại cung cấp 30% nguồn trái cây nhiệt đới và rau quả cho toàn lãnh thổ Australia. Riêng đối với mặt hàng xoài, Bắc Australia chiếm 50% sản lượng toàn Australia, trong đó sản lượng từ các nông trang của bà con việt kiều chiếm hơn 50% sản lượng toàn Bắc Australia.
Năm 2013, Hội Nông gia Việt Nam Bắc Australia đã ra mắt tập hợp hơn 100 hộ nông gia người Việt. Với bản tính cần cù và sáng tạo, người Việt ở đây đã xây dựng và tạo dựng chỗ đứng cho cây xoài Việt Nam. Điều đặc biệt nhất là các sản phẩm trái cây sau thu hoạch đều đóng gói mang thương hiệu Việt như "Vina Mango and T.V Farms”, "Bình Dương Farm”, "Sài Gòn Farm”... Do cung cấp một lượng lớn xoài cho thị trường nên Hội đã có một mạng lưới phân phối tiêu thụ xoài trên toàn Australia.
Đặc biệt, ngày 4/4 vừa qua, bên lề chuyến thăm Bắc Australia của các Đại sứ ASEAN, Đại sứ Việt Nam – ông Lương Thanh Nghị và Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia – bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý đã có buổi làm việc với Ban chấp hành Hội Nông gia Việt Nam tại Bắc Australia.
Với sự cam kết hỗ trợ của Hội trong việc nhập khẩu và phân phối xoài trái vụ từ Việt Nam, Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng trái xoài sẽ có chỗ đứng trên thị trường khó tính này./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.