Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 6 năm 2020 | 11:17

Xuất khẩu gạo và khẩu trang y tế của Việt Nam tăng vọt

5 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu lượng hàng hóa là gạo và khẩu trang y tế tăng vọt. Đây là 2 mặt hàng trước đó bị hạn chế hoặc bị đặt hạn ngạch xuất khẩu.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được hơn 321 triệu chiếc khẩu trang y tế. Riêng trong tháng 5, lượng khẩu trang y tế xuất đi đã tăng vọt sau khi việc hạn chế xuất khẩu khẩu trang y tế được tháo bỏ, Việt Nam xuất được hơn 180 chiếc khẩu trang, tăng 1,3 lần so với tổng lượng mặt hàng này xuất trong 4 tháng (ước khoảng 139,5 triệu chiếc).

Khẩu trang y tế là mặt hàng đặc biệt được thống kê trong thời gian qua do dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc sau đó lan ra toàn cầu. Trước đó, xuất khẩu mặt hàng này rất ít khi được biết đến do không nhiều người quan tâm.

 

viet nam xuat khau gao va khau trang y te tang vot hinh 1

Trong tháng 5, Việt Nam xuất được hơn 180 chiếc khẩu trang, tăng 1,3 lần so với tổng lượng mặt hàng này xuất trong 4 tháng (Ảnh minh họa: KT)

 

Hiện, thị trường Việt Nam, mặt hàng khẩu trang đã ổn định, khẩu trang y tế đã được bán rộng rãi tại nhiều kênh phân phối khác nhau, không còn quá khan hiếm và bị nâng giá quá cao như thời điểm dịch bệnh diễn ra.

Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định của Chính phủ, sau khi Chính phủ công bố hết dịch, cơ quan này sẽ công khai danh sách doanh nghiệp và chi tiết về số lượng khẩu trang y tế và các loại khẩu trang xuất khẩu.

Ngoài khẩu trang, thời gian qua, gạo cũng xuất khẩu với số lượng lớn. Riêng trong tháng 5 (thời điểm Chính phủ cho xuất khẩu gạo bình thường), lượng gạo xuất đi đã đạt gần 954.000 tấn, kim ngạch hơn 492 triệu USD, tăng trên 87% về lượng và 93% về trị giá so với tháng trước đó.

Bình quân gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 11,8 triệu đồng/tấn, tăng cao hơn nhiều so với mức từ 9-10 triệu đồng/tấn so với cùng kỳ năm trước.

Hết tháng 5, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 3 triệu tấn, kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, bình quân gạo Việt xuất khẩu đạt hơn 11,5 triệu đồng/tấn.

Lượng gạo xuất sang Philippines có số lượng lớn nhất, trong tháng 5, gạo xuất khẩu của Việt Nam sang nước này đạt hơn 374.000 tấn, kim ngạch hơn 183 triệu USD, lượng xuất chiếm 39% và giá bán trung bình 11,2 triệu đồng/tấn.

Tổng lượng gạo xuất sang Philippines 5 tháng đầu năm đạt 1,3 triệu tấn, chiếm  hơn 43% lượng gạo xuất của Việt Nam, giá bình quân chỉ đạt 10,5 triệu đồng/tấn.

Trong tháng 5, gạo Việt xuất sang Trung Quốc đạt 155.200 tấn, chiếm 16%, giá bán 14,6 triệu đồng/tấn; lũy kế 5 tháng, lượng gạo xuất sang nước này đạt gần 430.000 tấn, chiếm 14%. Giá gạo xuất sang Trung Quốc bình quân 5 tháng qua đạt 13,7 triệu đồng/tấn./.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top