Dự kiến, xuất khẩu hải sản của Việt Nam cả năm 2019 tăng khoảng 10% so với năm 2018.
Xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 2,9 tỷ USD trong 11 tháng năm 2019, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng trong tháng 11/2019, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt gần 282 triệu USD, tăng 2% so với tháng 11/2018.
Trong đó, xuất khẩu cá ngừ đạt 59,4 triệu USD, tăng 5,3%, xuất khẩu cá biển khác (trừ cá ngừ) đạt 143,3 triệu USD, tăng 6,3%. Tuy nhiên, xuất khẩu mực, bạch tuộc và nhuyễn thể lại giảm lần lượt 19,3% và 14,8%.
Xuất khẩu hải sản tăng khoảng 10% trong năm 2019. |
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 668,9 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 44,5% trong tổng giá trị cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2, chiếm tỷ trọng 19,2%.
Lũy kế 11 tháng của năm 2019, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 531,2 triệu USD. Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 39,9% tổng số mực, bạch tuộc xuất khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu hải sản sang EU vẫn bị tác động bởi thẻ vàng IUU, tuy nhiên, các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Dự kiến tháng 6 năm 2020, Ủy ban Châu Âu sẽ cử đoàn thanh tra lần 3 sang làm việc về việc thực hiện các khuyến cáo đưa ra đối với thủy sản Việt Nam.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.