4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hạt điều tăng mạnh, đạt trên 106.000 tấn, trị giá 1,06 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều trong tháng 4/2018 đạt 32,1 nghìn tấn, trị giá 310,1 triệu USD, tăng 12,8% về lượng và tăng 8,4% về trị giá so với tháng 3/2018.
Tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều đạt trên 106.000 tấn, trị giá 1,06 tỷ USD, tăng 27,1% về lượng và tăng 35,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu bình quân đạt 10.011 USD/tấn.
Trong khi nhiều loại nông sản tăng diện tích, riêng ngành điều đang giảm 4% mỗi năm trong gần 10 năm qua.
Theo Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng điều của Việt Nam giảm từ 440.000 ha xuống còn 290.000 ha trong giai đoạn 2007-2015. Mặc dù diện tích trồng điều có xu hướng phục hồi vào năm 2017 đạt 297.498 ha, tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi đã làm giảm năng suất, sản lượng điều.
Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung vào việc tái cơ cấu ngành điều. Cụ thể, không tăng diện tích sản xuất cho đến năm 2030, giữ 300.000 ha cây điều hiện tại và có các giải pháp để tăng năng suất gấp đôi thậm chí gấp 3 lần. Bên cạnh đó, tập trung vào phát triển chế biến sâu, lựa chọn các công ty đủ điều kiện để đầu tư phát triển./.
Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang có 255 sản phẩm được công nhận OCOP, tổng kinh phí thực hiện lên tới 16.809,898 triệu đồng. Chương trình đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.
Với phương châm “Lấy chất lượng làm nên thương hiệu”, năm 2023, các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó lưu ý không chạy theo số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng, hướng đến chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp địa phương.