Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2023  
Thứ hai, ngày 19 tháng 6 năm 2017 | 7:8

Xuất khẩu hạt điều nhân hướng đến kim ngạch 3,3 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điều hướng đến 3,3 tỷ USD, trong đó nhân điều 3,0 tỷ USD, tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo thông tin của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), năm 2016 mặc dù tình hình kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp ngành điều Việt Nam đã chế biến xuất khẩu được 350.000 tấn điều nhân các loại.

Kim ngạch xuất khẩu điều trong năm 2016 đạt trên 3 tỷ USD, bao gồm khoảng 2,85 tỷ USD xuất khẩu điều nhân, còn lại là các sản phẩm phụ của điều. Đây là năm thứ 11 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân, tiếp tục duy trì thị phần trên 50% tổng giá trị thương mại nhân điều toàn cầu (khoảng 5,5 tỷ USD).

xuat khau hat dieu nhan huong den kim ngach 3,3 ty usd hinh 1
Ngành điều kì vọng kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng hơn so với năm.
(Ảnh min họa: KT)

Theo kế hoạch xuất khẩu năm 2017, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, toàn ngành điều Việt Nam sẽ phấn đấu xuất khẩu đạt 360.000 tấn điều nhân các loại, tăng 2,8% so với cùng kỳ 2016. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm điều đạt 3,3 tỷ USD, trong đó nhân điều 3,0 tỷ USD, tăng 5,0% so với cùng kỳ năm 2016.

Nếu kết quả đạt được như kỳ vọng thì năm nay sẽ là năm thứ 12 liên tiếp ngành điều Việt Nam giữ vị trí xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới.

VINACAS cũng cho biết, hiện nay, Việt Nam không chỉ là trung tâm chế biến, xuất khẩu điều lớn nhất thế giới mà còn là thị trường tiềm năng của các loại hạt và quả khô khác như: hạt mắc ca, hạt sen sấy khô, hạt dẻ, hạt thông, mít khô, nho khô, mận khô,…

Đặc biệt, trong các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh và tiêu dùng nội địa các sản phẩm điều của Việt Nam,… Hội nghị điều quốc tế thường niên ngành điều sẽ diễn ra tại Phú Quốc, Kiên Giang vào tháng 11/2017./.

Nguyễn Quỳnh/VOV

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top