Ngày 26-12, tại Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ xuất khẩu lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Công bố xuất khẩu lô vú sữa đầu tiên của Việt Nam sang Mỹ.
Đây là kết quả sau 10 năm đàm phán, xúc tiến các thủ tục, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ có văn bản chính thức đồng ý cho phép Việt Nam được xuất khẩu sang nước này vào tháng 9-2017. Từ đó đến nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Tiền Giang cùng các doanh nghiệp tiếp tục triển khai nhiều công việc để bảo đảm trái vú sữa đạt chuẩn xuất khẩu.
Để được cấp phép vào thị trường khó tính Mỹ, trái vú sữa của Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu: vùng trồng phải đáp ứng tiêu chuẩn của Mỹ và phải được cấp mã số vùng trồng; đơn vị thực hiện đóng gói sản phẩm được Mỹ chứng nhận đáp ứng yêu cầu và nhà máy chiếu xạ cho trái vú sữa phải được phía Mỹ chứng nhận.
Cùng với hai doanh nghiệp khác, Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Cát Tường là doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép và thực hiện xuất khẩu lô hàng vú sữa đầu tiên vào thị trường Hoa Kỳ ngày hôm nay.
Tiền Giang hiện có 1.100 ha trồng vú sữa, diện tích cho trái khoảng 500 ha, sản lượng hàng năm gần 10.000 tấn. Thương hiệu vú sữa Lò Rèn của Tiền Giang được nhiều người biết đến nhờ hương vị đặc trưng. Đến nay, gần 44 ha chuyên canh vú sữa của tỉnh Tiền Giang đã được cấp mã số vùng trồng đáp ứng tiêu chuẩn của phía Mỹ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường này.
Sự kiện xuất khẩu lô hàng vú sữa đầu tiên vào thị trường Hoa Kỳ là động lực để người dân trồng vú sữa yên tâm canh tác và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để đạt chất lượng xuất khẩu.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ ba của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 84,5 triệu USD. 11 tháng năm 2017, xuất khẩu trái cây sang thị trường này đạt 92,6 triệu USD, tăng 21,3% so cùng kỳ năm 2016. Đây là thị trường tiềm năng với trái cây Việt Nam, nhất là trái vú sữa. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng.
Theo Nhân Dân
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.