Thương mại Việt Nam với Nga - Ukraine đang đi vào rất khó khăn. Xuất khẩu sang Trung Quốc về tiểu ngạch còn đang tồn dư nông sản, nhưng không vì thế mà chúng ta không có những giải pháp, không có những nhận định và không có định hướng cho phát triển nông nghiệp. Mấu chốt cuối cùng là nhận định được tình hình và có giải pháp đúng thì sẽ có hiệu lực và hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phóng viên: Thứ trưởng đánh giá như thế nào về thách thức mà ngành nông nghiệp phải đối diện trong năm nay?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Về khó khăn, thách thức chúng ta thấy rất rõ đối với cả nền kinh tế, trong đó có nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Gói phục hồi phát triển kinh tế đang triển khai rất chậm, với 350.000 tỷ đồng thì nông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ có 5.000 tỷ đồng cho sạt lở, bờ sông, bờ biển, cho an toàn hồ đập. Đầu tư nông nghiệp để gia cố trụ đỡ của nền kinh tế còn rất khiêm tốn, để nói rằng muốn đạt được mục tiêu xuất khẩu nông sản năm nay Thủ tướng Chính phủ giao là 50 tỷ USD thì chúng ta phải tính rất nhiều giải pháp.
Đối với thị trường truyền thống thì đã một bước tiếp cận của giai đoạn 2016-2020 và phát triển năm 2021 chúng ta phải tận dụng 1 cách tối đa. Ví dụ, Covid-19 làm các chuỗi sản xuất đứt gãy ở nhiều quốc gia trên thế giới thì chúng ta phải đẩu nhanh tốc độ xuất khẩu vào các thị trường như: Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, nói vậy nhưng thị trường Trung Quốc tổng 2 tháng đầu năm vẫn tăng, tiếp nữa đối với các thị trường ngách chúng ta tập trung vào phát huy. Như vậy là phát triển thị trường một cách toàn diện vừa để phát triển sản xuất vừa để thúc đẩy xuất khẩu nông sản.
Phóng viên: Vậy đâu là và giải pháp và lợi thế để ngành nông nghiệp hiện thực hóa về mục tiêu xuất khẩu 50 tỷ USD mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành trong năm nay, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Phải khẳng định rằng một số ngành, lĩnh vực đang có lợi thế rất lớn như: cá tra, sau 3 năm từ 2019 giá rất thấp nhưng đến giờ giá cá tra nguyên liệu tăng 27.000 - 30.000 đồng/kg và đã có số lượng chuỗi đạt trên 87%. Bây giờ các đơn hàng Hiệp hội nghề cá tra của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là đáp ứng không kịp, tôm đặc biệt nữa là lâm sản trong đó là gỗ là một trong những lợi thế rất lớn đối với ta.
Ngoài ra, chúng ta phải tính đến các sản phẩm khác như: cà phê, lúa gạo, điều, tiêu, cao su. Như vậy, nhìn vào thị trường các nước những cái gì thực hiện FTA có hiệu quả chúng ta đẩy mạnh, thứ hai là tận dụng những thị trường ngách, và nhìn vào những ngành hàng có lợi thế để chúng ta phát huy. Với giải giải pháp đồng bộ và toàn diện như thế, năm 2022 chúng ta sẽ đạt và vượt 50 tỷ USD về xuất khẩu nông sản.
Phóng viên: Xin cảm ơn Thứ trưởng!./.