6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau quả tăng trưởng khả quan, nhưng nếu so với mức tăng nửa đầu năm 2017 thì mức tăng này đang bị chững lại.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), tính đến hết tháng 6 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước ước đạt 2 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường xuất khẩu chính đều có kim ngạch tăng khá. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc, tiếp theo là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...
Theo đánh giá của đơn vị này, nếu so với mức tăng trưởng xuất khẩu trên 44% của nửa đầu năm 2017 thì có thể thấy, tăng trưởng xuất khẩu rau quả đang có phần chững lại.
Các chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho rằng, thời gian tới, rau quả Việt Nam xuất khẩu có thể sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tại các thị trường truyền thống. Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành rau và trái cây cần tiếp tục rà soát quy hoạch nhằm ổn định nguồn cung, tăng cường chuỗi liên kết, thu hút sự tham gia tích cực hơn của doanh nghiệp.
Về phía các doanh nghiệp, cần tổ chức liên kết sản xuất theo nhu cầu và bám sát theo tiêu chuẩn, yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp trong ngành rau quả cần tiếp tục chú trọng phát triển, ứng dụng các quy trình công nghệ bảo quản trái cây sau thu hoạch, chế biến sâu để duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường bậc cao như: Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo, xuất khẩu rau quả cả năm có thể tăng trưởng từ 25-30%, với giá trị xuất khẩu khoảng 4,3-4,5 tỷ USD./.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.