Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, mặc dù tình hình mưa bão diễn biến phức tạp nhưng 9 tháng vừa qua, ngư trường thuận lợi trong Vụ cá Bắc, Vụ cá Nam; khai thác thủy sản trên biển theo mô hình tổ, đội đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; hạn chế được những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, sự cố kỹ thuật.
Sản lượng khai thác 9 tháng ước đạt 2.635,8 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng nuôi trồng 9 tháng đạt 2.813 nghìn tấn, tăng 6%. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6 tỷ USD, dự kiến cả năm 2017 đạt 8 tỷ USD.
Đối với sự cố biển 4 tỉnh miền Trung, Tổng cục Thủy sản đang triển khai quyết liệt theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình để xử lý dứt điểm trong thời gian sớm nhất.
Về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông chỉ đạo Tổng cục Thủy sản thực hiện ráo riết, quyết liệt các nội dung liên quan đến sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Thủy sản báo cáo, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị định 67 và tiến độ sửa đổi Nghị định này; hoàn thiện dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và báo cáo, rà soát việc thực hiện các quy định IUU của Liên minh Châu Âu (EU).
Theo số liệu ước tính sơ bộ của Tổng cục Thống kê, GDP nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng tăng 2,78%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tăng 2,92% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Nông nghiệp tăng 1,97% (trồng trọt tăng 1,36%, chăn nuôi tăng 3,36%); lâm nghiệp tăng 5,04%; thuỷ sản tăng 5,52%.
Riêng về giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9 năm 2017 ước đạt 696 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 9 tháng qua ước đạt 5,91 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017, chiếm 55,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Trong 8 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh là Trung Quốc (63,3%), Hà Lan (35,1%), Anh (29,5%), Hàn Quốc (28%), Nhật Bản (27,7%), và Canada (21,5%)./.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.