Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 3 năm 2020 | 8:54

Xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do Covid-19

Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Theo số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thủy sản Việt Nam (Bộ NN&PTNT), 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản đạt 932 triệu USD, giảm tới 15,9% so với cùng kỳ năm 2019. 

Do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, trong đó thị trường có giá trị xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất là Trung Quốc, tới 43,48%, tiếp đó là Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, giảm lần lượt là 31,53%; 26,34%; 28,16%.

 

xuat khau thuy san tiep tuc doi mat voi nhieu kho khan do covid-19 hinh 1
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới. (Ảnh minh hoạ)

 

Bộ NN&PTNT đánh giá, thời gian tới ngành nông nghiệp nói chung, thủy sản nói riêng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cụ thể là tác động của biến đổi khí hậu xuất hiện từ hồi đầu năm gây ra tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, “thẻ vàng” với hải sản xuất khẩu do Ủy ban châu Âu đưa ra chưa được gỡ bỏ…

Đặc biệt, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và chưa biết khi nào kết thúc sẽ tác động lớn đến xuất khẩu thủy sản, nhất là đối với thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là Trung Quốc…

Cũng theo Bộ NN&PTNT, bên cạnh những gam màu “tối”, các ưu đãi của Hiệp định CPTTP, EVFTA; mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ giảm; giá nhiên liệu giảm, kết quả công nhận tương đương về hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm trên cá tra và các sản phẩm cá da trơn do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố sẽ là cơ sở thuận lợi giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới…

Với những tín hiệu này, toàn ngành thủy sản vẫn đặt mục tiêu tổng sản lượng thủy sản đạt 8,5 triệu tấn; giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản khoảng 10 tỷ USD trong năm 2020.

Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top