Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2021 | 14:39

Yên Sơn: Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa

Ngành nông nghiệp huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đạt 1.792,4 tỷ đồng, tăng bình quân 5%/năm.

t11.JPG
Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang tiêu thụ một lượng gỗ ổn định cho người trồng rừng.

 

Nhiều sản phẩm sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với chuỗi liên kết mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội.

Hình thành nhiều chuỗi liên kết

Những năm qua, Yên Sơn đã triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; quy hoạch và hình thành 04 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá, gắn với phát triển kinh tế trang trại, có quy mô lớn; kết quả bước đầu đem lại hiệu quả về năng suất, định hướng người dân sản xuất ổn định và bền vững. Đồng thời, đã xây dựng được 17 sản phẩm nhãn hiệu hàng hóa, trong đó 10 sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc.

Việc thực hiện tốt quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với phát triển kinh tế trang trại và phát triển kinh tế HTX tạo mối liên kết, liên minh giữa các hộ, các trang trại. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số chuỗi giá trị bền vững, có hiệu quả và cũng là những sản phẩm nông lâm sản có tiềm năng, lợi thế của huyện.

Điển hình như chuỗi liên kết sản xuất chè được đánh giá là một trong những chuỗi sản xuất bền vững với diện tích trên 1.700ha. Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm đã liên kết sản xuất, thu mua chè nguyên liệu với các hộ trồng. Sản phẩm chè sản xuất ra đạt tiêu chuẩn EU và đã xuất khẩu ổn định sang thị trường châu Âu.

Chuỗi liên kết sản xuất gỗ rừng trồng đã hoàn chỉnh từ khâu cung cấp cây giống, trồng, chăm sóc đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra sức bứt phá trong phát triển kinh tế lâm nghiệp của huyện.

Đối với cây ăn quả, bước đầu hình được 07 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa các HTX với hộ dân. Hay chuỗi liên kết sản xuất, chế biến dong riềng; chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong cũng đang được Yên Sơn quan tâm phát triển mạnh.

Điểm sáng vùng sản xuất gỗ

Trong các chuỗi liên kết, chuỗi liên kết sản xuất gỗ rừng trồng là điểm sáng của Yên Sơn. Ông Tạ Văn Tình, Trưởng Phòng nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết, Yên Sơn có trên 65.000ha rừng sản xuất, độ che phủ đạt trên 61%, năm 2020 diện tích trồng rừng đạt 3.043/2978ha, đạt 102% kế hoạch, sản lượng thu hoạch đạt 103% (tương đương 274.263m3, tính đến tháng 11/2020).

Bên cạnh việc chỉ đạo trồng, chăm sóc gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Yên Sơn đã phối hợp với doanh nghiệp cấp chứng chỉ rừng FSC cho người trồng, các HTX, công ty lâm nghiệp. Đến nay, trên 17.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Rừng được cấp chứng chỉ năng suất đạt  110 - 115 m3/ha, có nơi đạt 130 - 135 m3/ha, giá bán 1,3 -1,4 triệu đồng/m3, cao hơn 10 - 15% so với trồng thường.

Ông Nịnh Văn Lìn, Giám đốc HTX Tiến Huy (xã Tiến Bộ), cho biết, HTX hiện liên kết với 668 hộ, diện tích 1.451,8ha rừng FSC. Khi liên kết, HTX sẽ hướng dẫn, tập huấn về kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn FSC, đồng thời làm cầu nối tiêu thụ, đến nay đã tiêu thụ trên 20.000m3 gỗ chế biến. Trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC doanh thu tăng 40 - 45 triệu đồng/ha so với trồng thường.

Từ trồng, trông coi, bảo vệ rừng mà nhiều hộ nghèo có nguồn thu, thoát nghèo, vươn lên khá, rồi giàu. Đặc biệt, do người dân sống dựa vào rừng nên ý thức quản lý, bảo vệ rừng của người dân ngày càng nâng.

Cây bưởi mang lại hiệu quả cao

Yên Sơn hiện có 4.012ha bưởi các loại, trong đó có 3.000ha cho thu hoạch, doanh thu năm 2019 đạt trên 830 tỷ đồng.

 

t11a.jpg
Năm nay, ông Quang (người thứ 2 từ trái sang) dự kiến thu khoảng 300 triệu đồng từ bán bưởi.

 

Ông Tạ Văn Tình cho biết, để nâng cao chất lượng, hàng năm huyện mở các lớp tập huấn, lồng ghép các chương trình hướng dẫn người dân trồng theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Khi chất lượng được nâng cao, cần quảng bá giới thiệu sản phẩm, làm cầu nối giúp người dân hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến.

Ông Vũ Thành Trung, Phó chủ tịch UBND xã Phúc Ninh, cho biết, xã hiện có 1.000ha bưởi, trong đó hơn 500ha đang cho thu hoạch, doanh thu ước khoảng 180 tỷ đồng. Từ cây bưởi, nhiều hộ có thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, có  hộ thu trên 1 tỷ đồng/năm.

Ông Trần Huy Quang (thôn Soi Tiên, xã Phúc Ninh) tâm sự, gia đình có gần 2ha bưởi trồng theo quy trình VietGAP. Năm nay, dụ kiến thu khoảng 300 triệu đồng. 

Được biết, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu bưởi Phúc Ninh và bưởi ngọt Soi Hà, Xuân Vân. Năm 2018, bưởi Xuân Vân - Yên Sơn đã được Viện Sở hữu trí tuệ Quốc tế và Liên hiệp Khoa học Doanh nhân Việt Nam cấp chứng thư bưởi Xuân Vân đứng top 10 thương hiệu - nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam. Đặc biệt, Yên Sơn đang xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi ngọt Soi Hà, dự kiến tháng 10/2021 sẽ được cấp chỉ dẫn địa lý.

Trao đổi với phóng viên, ông Tình cho biết, thời gian tới, huyện không phát triển nóng về diện tích mà giữ nguyên ở 5.000ha bưởi, thay vào đó là  thâm canh, chăm sóc theo quy trình VietGAP, hữu cơ để nâng cao chất lượng bưởi, tăng giá trị sản phẩm.

Nhiều giải pháp phát triển chuỗi liên kết bền vững

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hữu Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, cho biết, để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa theo chuỗi liên kết, thời gian tới, Yên Sơn tập trung vào một số giải pháp:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025. Phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản theo chuỗi giá trị trong Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, hoàn thiện hệ thống chính sách, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Thực hiện hiệu quả Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm huyện có lợi thế, đồng thời lập hồ sơ “chỉ dẫn địa lý” các sản phẩm này.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực chế biến, sử dụng công nghệ cao trong bảo quản, đóng gói.

Tạo điều kiện phát triển kinh tế tập thể, từng bước thành lập  HTX kiểu mới. Phát triển HTX làm dịch vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nông dân, liên kết với các doanh nghiệp để cung ứng vật tư, thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho hạ tầng công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp; xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ phát triển nông nghiệp nhằm thu hút, khuyến khích doanh nghiệp vào đầu tư.

Thực hiện nghiêm quy trình thực hành nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ; đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.


 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top