Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 8 năm 2021 | 18:35

21 nghìn tấn bưởi Phúc Trạch khó tiêu thụ do dịch Covid – 19

Để giúp người dân tiêu thụ 21.000 tấn bưởi Phúc Trạch, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp tiêu thụ loại trái cây đặc sản này.

Khó khăn trong tiêu thụ
 
Huyện miền núi Hương Khê là “vựa” trồng bưởi Phúc Trạch đặc sản nổi tiếng, lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là cây trồng chủ lực của địa phương, trong đó các xã có diện tích lớn như: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Thủy, Hương Giang…
 
Quy trình sản xuất bưởi Phúc Trạch được tuân thủ theo tiêu chuẩn VietGAP và được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm. Thương hiệu bưởi Phúc Trạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt thời gian qua, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc cây bưởi Phúc Trạch tại địa chỉ buoiphuctrach.gov.vn.
 
b1.jpg

Bưởi Phúc Trạch - đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh hiện đã vào mùa thu hoạch, tổng sản lượng ước đạt khoảng 21 nghìn tấn.

 
Vụ bưởi Phúc Trạch năm nay, toàn huyện Hương Khê có khoảng 2.700ha với 160 hợp tác xã, tổ hợp tác và gần 2.800 hộ sản xuất. Hiện đã bắt đầu vào vụ thu hoạch bưởi Phúc Trạch với sản lượng dự kiến đạt khoảng 21.000 tấn (ước tính khoảng hơn 500 tỉ đồng).

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 khiến việc vận chuyển, tiêu thụ bưởi Phúc Trạch gặp nhiều khó khăn. Giá bưởi năm nay hiện giảm sâu hơn so với mọi năm nhưng vẫn vắng khách mua, khiến người nông dân như đang ngồi trên đống lửa.

Chị Phạm Thị Nga (thôn Tân Trung, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) cho biết: “Nếu như thời điểm này năm ngoái thương lái đã mua hết cả vườn, thì năm nay gia đình mới bán được 400 quả. Số bưởi đã tiêu thụ được gia đình tôi cũng phải nhờ người quen tìm khách hàng đặt mua. Số bưởi còn lại giờ không biết đến lúc nào mới bán được. Mặc dù giá bưởi bán ra tại vườn thời điểm này chỉ từ 15.000 - 25.000/quả, thấp hơn  gần một nửa so với năm ngoái nhưng vẫn không tiêu thụ được".
 
b5.jpgTrước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg nên việc vận chuyển, tiêu thụ bưởi Phúc Trạch gặp nhiều khó khăn.

 

 
Nhiều giải pháp được Hà Tĩnh đưa ra
 
Trước khó khăn của người trồng bưởi, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập tổ công tác để "giải cứu" bưởi Phúc Trạch. Theo đó, tổ công tác gồm 11 thành viên, do ông Võ Tá Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Công Thương làm tổ trưởng. Nhiệm vụ chính của tổ công tác là đẩy mạnh kết nối cung cầu, đưa bưởi Phúc Trạch qua các kênh phân phối lớn, huy động các cơ quan, ban ngành cùng chung tay quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm đặc sản của huyện Hương Khê.
 
b4.jpgLãnh đạo Sở Công Thương và huyện Hương Khê chứng kiến đại diện sàn thương mại điện tử Voso.vn tại Hà Tĩnh và HTX sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng ký kết hợp đồng liên kết cung cấp, tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch.
 
Hiện Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh đã làm việc với Bộ Công Thương, các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam để xây dựng gian hàng bưởi Phúc Trạch Hà Tĩnh trên các sàn thương mại như: Voso.vn (Viettel), Postmart.vn (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam), Sendo (Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ), Hatiplaza.com (Sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh)...
 
Đầu tháng 8, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chủ trì cuộc họp trực tuyến bàn giải pháp tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Tham dự ở điểm cầu Trung ương có đại diện Cục Thương mại Điện tử – Bộ Công thương và các sàn TMĐT Sendo, Voso.  Sau cuộc họp này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch năm 2021. Chương trình dự kiến tổ chức vào ngày 31/8.
 
Bên cạnh đó, tỉnh Hà Tĩnh có văn bản đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các tỉnh, thành phố tăng cường kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn, siêu thị, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp logistics để đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm bưởi Phúc Trạch.
 
b9.jpg
 
Hà Tĩnh cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Công Thương hỗ trợ, giới thiệu sản phẩm bưởi Phúc Trạch tới các doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh và người tiêu dùng. Chỉ đạo Sở GTVT và các đơn vị liên quan hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong lưu thông tiêu thụ bưởi trên địa bàn.
 
Ngoài ra, Hà Tĩnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trung ương Đoàn, Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới Trung ương hỗ trợ tổ chức các điểm cầu trực tuyến sự kiện xúc tiến thương mại, tiêu thụ bưởi Phúc Trạch.
 
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
 
 
 
 
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top