Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay cả nước đã có 5.300 mã số vùng trồng được công nhận, đây là một trong những yêu cầu bắt buộc của các thị trường nhập khẩu nông sản đối với vùng nguyên liệu xuất khẩu.
Hướng tới xuất khẩu nông sản bền vững, Cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng các quy định, quy trình tiêu chuẩn, đồng thời mở các lớp tập huấn, hướng dẫn Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp, người dân nắm rõ quy trình này. Đến nay, đã có 5.300 mã số vùng trồng được công nhận với tổng diện tích hơn 300.000 ha.
(Ảnh minh họa - KT)
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm, mặc dù đã nỗ lực trong thời gian qua nhưng đây vẫn là con số khiêm tốn so với vùng nguyên liệu lớn ở các địa phương. Mở cửa thị trường đã khó nhưng duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường đã mở còn khó hơn vì vậy mỗi nông dân, doanh nghiệp cần sản xuất có trách nhiệm, để đáp ứng được yêu cẩu của từng thị trường.
“Ngoài các loại trái cây, Cục Bảo vệ thực vật cũng đã đề nghị các tỉnh, thành phố xây dựng mã số vùng trồng trên các loại rau quả, lúa gạo xuất khẩu. Tín hiệu vui là các địa phương cũng rất quan tâm đến vấn đề này, tin tưởng trong thời gian tới diện tích các loại cây trồng được cấp mã số vùng trồng sẽ tiếp tục tăng” - ông Hoàng Trung nói.
Theo vov.vn
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.