Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 2 năm 2016 | 11:12

5kg dưa hấu = 1 ly trà đá

Giá dưa hấu bán tại đồng ở các huyện, thị phía đông tỉnh Gia Lai xuống đến mức ngoài tưởng tượng, từ 300 - 1.700 đồng/kg.

Nhìn đống dưa hàng chục tấn, anh Phạm Văn Luận, người trồng dưa ở xã An Trung, H.Kon Chro, ngao ngán: “Tôi trồng 2ha dưa, đầu tư vào đây tổng cộng hơn 300 triệu đồng. Năm nay thời tiết thất thường nên dưa mất mùa, thay vì thu khoảng 50 tấn/ha, giờ chỉ còn một nửa. Gió to, lá dưa đập vào khiến quả dưa bị lỗi. Cả ruộng dưa của tôi chỉ lựa được hơn 40 tấn, bán với giá 1.700 đồng/kg. Chừng 60 tấn còn lại ai tới mua thì bán. Thương lái ép giá nên chừng đó dưa chỉ bán được độ hơn chục triệu bạc. Xót quá!”.

5 kg dua hau = 1 ly tra da hinh 0
Anh Phạm Văn Luận ở H.Kon Chro đón một mùa dưa đắng

Tương tự, ông Nguyễn Phú Hiệp ở thị xã An Khê theo nghề trồng dưa hơn 13 năm nay lắc đầu “mùa dưa năm nay đắng quá”. Ông Hiệp đầu tư trồng 2 ha dưa hết hơn 300 triệu đồng, nhưng năng suất giảm một nửa, chỉ được 50 tấn. Bán được hơn 25 tấn dưa xuất khẩu với giá 1.000 đồng/kg. Số còn lại mỏi mắt chờ thương lái đến hỏi mua với giá chỉ 300 đồng/kg trở xuống, tính ra bán 5 kg dưa mới mua được ly trà đá.

Dù bán giá rẻ mạt như vậy nhưng anh Luận hay ông Hiệp còn may hơn nhiều nông dân khác khi ruộng dưa của họ không ai ngó ngàng đến. Họ chỉ còn cách thu hoạch, tự chở đi các nơi bán đổ bán tháo. Số còn lại đưa về cho gia súc, gia cầm ăn, nhưng chúng cũng… ngán dưa vì lượng dưa quá nhiều. Vì vậy, nông dân đành bỏ dưa thối ngoài đồng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, các huyện, thị phía đông Gia Lai trồng hơn 400 ha dưa hấu trong niên vụ này. Khoảng hơn nửa diện tích dưa hấu chín vào dịp Tết Nguyên đán nên bán được giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg. Nhưng với năng suất giảm hơn 50%, số tiền thu được cũng như lấy công làm lãi. Hiện hàng ngàn tấn dưa đang tồn lại, không tìm được đường ra khiến nông dân như ngồi trên lửa.

Nguyên nhân giá dưa hấu xuống quá thấp, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Bí thư Thị ủy An Khê, cho rằng: “Nông dân không nghe theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, trồng dưa ào ạt. Giá thì do bên mua áp đặt. Nhiều gia đình lâm vào cảnh túng quẫn vì gặp phải một vụ dưa đắng chát như thế này…”.

Còn chị Hoàng Thị Thanh, một thương lái chở dưa xuất qua Trung Quốc nhiều năm nay, nói: “Tôi cũng muốn giá dưa lên và bán thuận lợi để mua cho nông dân. Nhưng thời điểm này, hàng trăm xe chở dưa hấu từ các nơi ùn tắc tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh (Lạng Sơn). Dưa ế lắm, giá lại xuống thấp kỷ lục nữa”. Theo chị Thanh, dưa xuất sang Trung Quốc phải đạt trọng lượng 5 kg trở lên và không được tì vết. Do vậy, số dưa bị loại ra phải đến 2/3. Trung bình mỗi héc ta dưa nông dân đầu tư từ 130 - 150 triệu đồng. Theo tính toán, với giá dưa rẻ mạt như trên, nông dân chỉ thu lại chưa đến 20% số tiền đầu tư.

Giá xuống, thương lái mặc sức tuyển chọn càng khiến số dưa bị dập, thải nhiều hơn. Anh Thanh, một người trồng dưa ở thị xã An Khê, chua chát: “Tôi mới bán hơn 10 tấn dưa bị loại với giá... 1,5 triệu đồng”./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top