Những ngày qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xảy ra mưa to, có nơi lượng mưa lên tới 316,2mm. Mưa lũ đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản, theo thống kê sơ bộ tỉnh đã thiệt hại khoảng 344,885 tỷ đồng.
Mặc dù đã tích cực triển khai các phương án đối phó với bão số 3, nhưng do đây là cơn bão rất mạnh, ảnh hưởng trên phạm vi rộng, kèm theo mưa to đến rất to. Cập nhật tới 9h00 ngày 9/9, mưa đã làm cho 6 người thương vong, trong đó có 1 người chết do nước cuốn trôi. Mưa đã làm đổ sập 06 nhà ở; 1.953 nhà tốc mái. Chính quyền địa phương đã phải di dời khẩn cấp 1.493 hộ gia đình.
Mưa lũ đã làm khoảng 14.933 ha lúa đang phơi đòng bị gẫy đổ.
Đặc biệt, mưa đã gây thiệt hại năng về sản xuất nông nghiệp. Khoảng 14.933 ha lúa đang phơi đòng bị gẫy đổ; 485,7 ha ràu màu, 847,23 ha cây ăn quả, 3.553,3 ha rừng sản xuất bị gẫy đổ; gãy đổ 9.206 cây xanh đô thị; bị sạt lở 38 m kênh mương. Tốc mái tôn và đổ tường rào 132 điểm trường, 03 trạm y tế, 12 nhà văn hoá, sân vận động và 07 mái đình, chùa. Gãy đổ 1 cột anten (Hiệp Hoà. Ước giá trị thiệt hại khoảng 344,885 tỷ đồng.
Trước tình trạng trên, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương thực hiện các phương án tiêu úng cứu lúa, hoa màu, các khu, cụm công nghiệp, bảo đảm an toàn hồ đập; khẩn trương khắc phục xong các sự cố đã xảy ra; động viên thăm hỏi các gia đình có người bị thương, nhà sập đổ, tốc mái; thu dọn cây cối bị đổ, gãy.
Cùng với đó là 3.553,3 ha rừng sản xuất bị gãy đổ.
Ngay trong sáng ngày 8/9/2024, UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo tiền phương tại huyện Lục Ngạn để chỉ đạo khắc phục tình hình mưa, lũ tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam. Lãnh đạo UBND tỉnh (Chủ tịch, các phó Chủ tịch) đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả tại huyện Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và các địa phương khác.
Đối với người bị chết chính quyền địa phương đã kịp thời thăm hỏi, động viên gia đình. Với người bị thương các cấp chính quyền địa phương, đoàn thể, gia đình đưa đi cấp cứu, cứu chữa kịp thời.
Tại các điểm trường, công trình công cộng và nhà dân bị tốc mái chỉ đạo các địa phương tập trung khẩn trương kiểm tra, rà soát, hỗ trợ để sửa chữa các điểm trường, nhà dân bị tốc mái.
Với hệ thống điện lưới bị mất điện đến thời điểm báo cáo đã chỉ đạo khẩn trương tìm nguyên nhân và triển khai khắc phục một số xã, thành phố bị mất điện cục bộ. Ngay trong đêm đã khắc phục xong đảm bảo cấp điện cho các trạm bơm tiêu khu công nghiệp, còn một số trạm đang chỉ đạo ngành Điện khắc phục khẩn trương.
Nhiều địa phương ở huyện Lục Ngạn bị ngập trong nước.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bắc Giang đề nghị các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Công ty TNHHMTVKTCTTL tiếp tục theo dõi thông tin và diễn biến của mưa, lũ hoàn lưu bão số 3 và các nội dung tại Văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương tổ chức các triển khai phương án ứng phó với cơn bão số 3. Đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3 theo nội dung chỉ đạo họp trực tuyến ngày 08/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Sáng ngày 9/9, ông Lê Ánh Dương kiểm tra công trình hồ Cấm Sơn.
Hiện nay, trên địa bàn các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam đang có mưa lớn, mực nước các sông suối đang lên rất nhạnh gây ngập đường giao thông, chia cắt và cô lập một số khu vực, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống đê điều, hồ đập... Đề nghị UBND các huyện tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân (đặc biệt, tuyệt đối không cho người dân và phương tiện đi qua các ngầm, tràn, ra sông vớt củi...).
Để đảm bảo các trạm bơm tiêu úng kịp thời, đề nghị điện lực khẩn trương khắc phục các sự cố về điện; ngành Viễn thông khẩn trương khắc phục các sự cố về viễn thông để đảm bảo thông tin liên khắc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành PCTT và TKCN. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 3 và mưa lũ sau bão; thường xuyên tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại (nếu có) về Văn phòng Thường trực BCH PCTT-TKCN tỉnh.
Sáng 9/9, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống lũ lụt tại xã Vũ Xá (Lục Nam) và hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn). Tại đây, ông Dương đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Lục Nam và xã Vũ Xá trong công tác phòng, chống lũ lụt. Dự báo trong thời gian tới tiếp tục có mưa, nước trên thượng nguồn dồn về sẽ gây áp lực lớn cho tuyến sông đoạn qua huyện Lục Nam. Do đó, các lực lượng tại địa phương cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt sát tình hình, bố trí lực lượng ứng trực thường xuyên để sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra. Quá trình thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về người. Đề nghị công tác thống kê thiệt hại sau bão lũ cần thực hiện chính xác, khách quan làm cơ sở để đề xuất các nguồn kinh phí hỗ trợ. Huyện cùng với xã khẩn trương khắc phục hư hại về trường, lớp học để sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường; kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại lúa, hoa màu. Tuyên truyền, khuyến cáo người dân không vớt củi, đánh cá hay thực hiện các hoạt động khác trên sông nước, tránh tai nạn đáng tiếc. Có phương án hỗ trợ, chi viện nhằm bảo đảm an toàn cho người dân thôn Vũ Trù Làng, xã Vũ Xá đang bị cô lập bởi nước lũ. Đối với các công trình cống thoát nước tại xã Vũ Xá, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị địa phương và ngành chức năng nghiên cứu thiết kế có thể ngăn nước chảy vào, bảo vệ diện tích sản xuất phía trong đê. Đồng chí yêu cầu thời gian tới, ngành chức năng và các địa phương cần tổ chức rút kinh nghiệm về công tác dự báo cũng như phòng, chống bão lụt tại mỗi địa phương. |
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…