Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2022 | 12:45

Bắc Giang xây dựng Kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững

Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, tỉnh này đặt mục tiêu trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5%/năm.

Nhằm phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.

Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ các-bon từ rừng; góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Kế hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5%/năm; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 37,5%; ổn định vùng rừng nguyên liệu tập trung khoảng 80 nghìn ha (chiếm 74% tổng diện tích đất rừng sản xuất); hàng năm trồng khoảng 8 nghìn ha rừng trồng tập trung và khoảng 6 triệu cây phân tán. Trong đó, diện tích rừng trồng gỗ lớn chiếm 30% diện tích rừng trồng hàng năm; lũy kế đến năm 2025, diện tích rừng trồng gỗ lớn đạt 17 nghìn ha.

Bắc Giang đặt mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5%/năm.

Đến năm 2025, năng suất bình quân rừng trồng sản xuất đạt khoảng 22m³/ha/năm, sản lượng gỗ khai thác đạt 1,0 triệu m³, trong đó 40% sản lượng gỗ khai thác rừng trồng được đưa vào chế biến sâu phục vụ xuất khẩu. Tiếp tục phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người dân làm nghề rừng, phấn đấu đến năm 2025 mức thu nhập bình quân của người dân tộc làm nghề rừng tăng 1,5 lần so với năm 2020.

Để đạt được mục tiêu Kế hoạch, UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch. Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học của rừng. Tập trung tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, cộng đồng dân cư, nhất là người dân làm nghề rừng, sống ở gần rừng, ven rừng.

Cùng với đó, triển khai chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng; thực hiện cắm mốc ranh giới xong các khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng,… Đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả rừng trồng sản xuất theo hướng tối ưu hóa hệ thống sản xuất và chuỗi giá trị lâm sản.

Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ để xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; đẩy mạnh mở rộng diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, nâng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2025 đạt khoảng 12.500 ha…

Trong 9 tháng đầu năm 2022, huyện Sơn Động trồng được 4.354,5/4.200 ha rừng tập trung, đạt 103,7% kế hoạch. Trong đó, trồng rừng phòng hộ 20,0 ha, trồng rừng sản xuất 4.334,5 ha. Bên cạnh đó, huyện trồng 773.848/1.150.000 cây phân tán, đạt 67,3% kế hoạch.

Bên cạnh trồng rừng, huyện quan tâm công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến bà con nhân dân việc lựa chọn giống cây trồng lâm nghiệp có nguồn gốc, chất lượng để đưa vào trồng rừng tập trung và trồng cây phân tán đạt hiệu quả cao.

Các loại cây giống được đưa vào sản xuất, kinh doanh có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt. Kết quả đến nay huyện trồng 7,074 triệu cây giống các loại, trong đó keo hạt nội 0,519 triệu cây, keo hom 3,37 triệu cây, bạch đàn 3,17 triệu cây, thông mã vĩ 10.000 cây.

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top