Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 8 năm 2023 | 21:47

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát huy vai trò “nòng cốt” trong hoạt động ngành Ngân hàng

Thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã trở thành một điểm tựa quan trọng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) trong việc củng cố, duy trì niềm tin của người gửi tiền, là kênh giám sát, tham mưu cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN), góp phần đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của các TCTD.

6 tháng đầu năm 2023, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã triển khai đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi theo chương trình, kế hoạch công tác năm 2023 trên toàn hệ thống, bám sát định hướng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng. Nguồn ảnh: internet

Nửa đầu năm 2023, để hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, ngành Ngân hàng đã đẩy mạnh các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đề ra, từ đó duy trì sự ổn định và lành mạnh trong hệ thống. Đóng góp vào nỗ lực chung của ngành Ngân hàng, BHTGVN với vai trò là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đã triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) một cách có hiệu quả, thông qua các hoạt động nghiệp vụ góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, gia tăng niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, thúc đẩy quá trình huy động vốn và đảm bảo an toàn các TCTD.

Hiện nay, BHTGVN đang bảo vệ người gửi tiền tại 1.280 tổ chức tham gia BHTG, bao gồm: 96 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng hợp tác xã và 1.179 quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và 4 tổ chức tài chính vi mô. Nhờ có sự đồng hành sát sao và theo dõi chặt chẽ của BHTGVN, tình hình hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động ổn định, không xảy ra trình trạng phải chi trả tiền bảo hiểm đối với người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG.

Để thực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được NHNN giao, BHTGVN đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức tham gia BHTG nộp phí theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời giải đáp các vấn đề vướng mắc phát sinh liên quan. Theo đó, tổng số phí BHTG thu được 6 tháng đầu năm 2023 tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt gần 6% so với Kế hoạch 6 tháng đầu năm 2023 và đạt hơn 52% kế hoạch NHNN giao năm 2023. Tính đến ngày 30/6/2023, tổng nguồn vốn hoạt động của BHTGVN đạt hơn 102 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2022; quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt hơn 96 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Đồng thời, BHTGVN thực hiện đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo quy định, kết hợp đầu tư linh hoạt trên thị trường sơ cấp và thứ cấp nhằm phát triển nguồn lực tài chính, qua đó giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém. BHTGVN đã chủ động xây dựng phương án chi trả tiền BHTG để tổ chức thực hiện khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm; thực hiện miễn nộp phí BHTG cho các tổ chức tham gia BHTG được kiểm soát đặc biệt theo quy định.

BHTGVN tăng cường thực hiện công tác giám sát thường xuyên đối với 100% tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn quản lý; kết nối, cung cấp, trao đổi thông tin với hoạt động kiểm tra, kịp thời tham mưu, đề xuất, kiến nghị với NHNN các vấn đề phát sinh, có thể gây rủi ro, mất an toàn hệ thống TCTD.

Công tác kiểm tra cũng được BHTGVN chủ động từ sớm, chất lượng các cuộc kiểm tra tiếp tục nâng cao với nhiều cách thức triển khai mới. BHTGVN đã thực hiện kiểm tra định kỳ đối với 128/278 tổ chức tham gia BHTG, đạt hơn 46% so với kế hoạch. Đặc biệt, kết quả kiểm tra chuyên sâu của BHTGVN đối với các QTDND luôn được NHNN đánh giá cao – đây là nhiệm vụ mà BHTGVN đã tập trung triển khai hành động theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN từ năm 2018. Hiện BHTGVN đang trong quá trình hoàn thành kiểm tra chuyên sâu 60 QTDND được giao trong năm 2023.

Bên cạnh đó, BHTGVN tích cực triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền theo hướng đa dạng về nội dung, hình thức, tập trung truyền tải các thông điệp liên quan đến Chiến lược phát triển BHTG và các chính sách trong sửa đổi, bổ sung Luật BHTG, tạo sự an tâm, tin tưởng của người gửi tiền đối với hệ thống các TCTD tại Việt Nam.

Những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm của BHTGVN được đánh giá là tích cực và đáng ghi nhận. Với những kết quả nói trên, BHTGVN đã trở một điểm tựa quan trọng cho các TCTD trong việc củng cố, duy trì niềm tin của người gửi tiền; là kênh giám sát, tham mưu cho NHNN đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của các TCTD. Vai trò của BHTGVN đã và đang ngày một quan trọng, trở thành một mắt xích không thể thiếu của hệ thống ngân hàng.

Theo lãnh đạo BHTGVN, 6 tháng cuối năm 2023, BHTGVN sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, triển khai kịp thời, toàn diện các hoạt động sát với tình hình thực tế để đạt được kết quả cao nhất. BHTGVN đã xác định các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong nửa cuối năm 2023, bao gồm: Thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong quá trình xây dựng Luật Các TCTD (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHTG nhằm nâng cao năng lực tài chính để BHTGVN tham gia hiệu quả vào quá trình xử lý TCTD yếu kém; Hoàn thành việc xây dựng Kế hoạch chi tiết Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu tổng quát theo Chiến lược đã ban hành. Tiếp tục chủ động, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hướng tới các chuẩn mực quốc tế, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chung ngành ngân hàng.

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top