Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 31 tháng 12 năm 2022 | 13:27

Bấp bênh nghề dệt chiếu truyền thống

Làng nghề dệt chiếu truyền thống được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2013. Tuy nhiên, cuộc sống hiện nay của người dân ở làng nghề này lại “bấp bênh”, khó khăn chật vật từng ngày.

Hơn 100 tuổi

Nhắc đến nghề dệt chiếu chắn chắn không ai có thể bỏ qua làng nghề dệt chiếu truyền thống đã có tuổi đời hơn trăm năm tọa lạc trên tuyến quốc lộ 54 từ hướng huyện Bình Tân (Vĩnh Long) dọc về hướng Cầu Vàm Cống đi qua địa phận ấp Định An, xã Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. 

Bước vào làng nghề, có thể bắt gặp những bó lát nhiều màu sắc khắc nhau được người dân phơi dọc hai bên vệ đường đó là sản phẩm chiếu bắt mắt, độc lạ tạo ra sự tò mò cho du du khách. Đặc biệt, chiếu tại đây được sản xuất gần như hoàn toàn bằng thủ công, cho ra thị trường những phẩm chiếu cách tân, mới lạ.

Một con đường trong làng nghề dệt chiếu truyền thống.


Trao đổi với bà Nguyễn Thị Ly (62 tuổi), người dân địa phương cho biết, việc sản xuất chiếu ở đây còn thô sơ và hầu như các công đoạn chỉ làm bằng thủ công. Trong đó, công đoạn chọn lát được người dân rất cẩn thận chọn từng sợi đẹp đủ tiêu chuẩn để nhuộm, dệt, cắt gọt hoàn thành từng chiếc chiếu hoàn chỉnh trước khi được trao đến tay khách hàng.

“Làm nghề này cũng được 50 năm, từ hồi 12 tuổi ba mẹ bà Ly đã dạy cho bà, cách dệt nên một chiếc chiếu. Từ khi đó bà bắt đầu theo nghề tới thời điểm bây giờ. Hiện tại, ba mẹ bà đã mất, giờ con cháu bà cũng theo nghiệp làm chiếu của cha ông” – bà Ly chia sẻ. 

Theo tìm hiểu, làng nghề bắt nguồn từ các tỉnh văn biển phía Bắc như: Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định,… Khi bắt đầu làm kinh tế mới, người dân Bắc bộ đã mang theo nghề dệt chiếu truyền thống này vào phát triển ở phía nam. Nhưng đặc biệt phát triển mạnh và duy trì đến hiện tại chỉ tập trung nhiều ở 2 xã Định Yên và Định An. Trong đó, xã Định Yên, có số lượng hộ dân làm nghề dệt chiếu dẫn đầu trong 2 xã, chiếm tới 70% dân số tại đây.

Khó khăn trăm bề

Việc nhập nguyên liệu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và vấn đề chất lượng đầu vào nguyên liệu chưa đảm bảo. Đơn cử, để có được sợi lát tốt đủ tiêu chuẩn phục vụ cho việc sản xuất thì bà con phải đặt hàng với thương lái thậm chí từ 10 đến 15 ngày mới có.

Với tình cảnh khan hiếm nguồn nguyên liệu trong sản xuất song làng nghề vẫn cố gắng làm ra những sản phẩm đẹp, mới lạ. Tuy nhiên, nghề làm chiếu vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. 

Dù hạ giá thành xuống sát giá sản xuất nhưng thương lái vẫn không mua vì hiện tại sản phẩm không có thị trường để tiêu thụ, đường xuất khẩu ra nước ngoài cũng bị  vô cùng khó khăn.

Từ sau đại dịch Covid-19, mặc dù tình hình kinh tế đã được hồi phục phần nào nhưng những người dân ở làng nghề dệt chiếu vẫn gặp không ít khó khăn do dư âm của đại dich Covid-19. Trước khoảng thời gian dịch diễn ra nước ta xuất khẩu riêng mặt hàng chiếu sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Campuchia, Nga và các nước Đông Âu cũ… thu về hàng triệu đô mỗi năm.

Những người làm nghề dệt chiếu truyền thống có xu hướng ngày càng già hóa.

Bà Ly cho biết. “Tôi làm nghề này từ năm tôi 12 tuổi năm nay tôi 62, bây giờ thu nhập khoảng 100.000 đồng/ngày, hồi 2-3 năm trước hồi chưa có dịch hút hàng dữ lắm, tôi làm một ngày có khi thu nhập 400.000-500.000 đồng/ngày, giờ đâu có lát đâu mà mua, hồi trước ghe nó chở tới đây nè rồi mình lựa cái nào vừa ý mình lấy, còn bây giờ đặt hàng nó cả tuần lễ nữa tháng nó mới chở lại mà hỏng được nhiều nữa”.

Thời gian gần đây, những người trẻ trong làng đều có xu hướng học lên đại học, thạc sĩ dẫn đến việc nghệ nhân làm chiếu ngày càng già hóa và không có lớp nghệ nhân kế cận. Điều này có thể khiến cho nghề dệt chiếu truyền thống bọ mai một theo thời gian.

Theo một số người trong làng, hiện tại, số lượng người trẻ tiếp bước ông cha làm nghề dệt chiếu ngày càng ít, làng nghề đa phần là những người lớn tuổi đã làm chiếu được nhiều năm.

Có thể thấy được, nghề dệt chiếu truyền thống đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và những vấn đề về lớp người làm nghề kế cận. Đây là một hồi chuông báo động đối với nghề dệt chiếu truyền thống tại ấp Định An trong tương lai. 

 

Võ Dương
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top