Chiều 22/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp tân Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ralph Bean.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Ralph Bean, tân Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, hai nước đã có nhiều hợp tác về nông nghiệp trong thời gian qua, như chuyển giao công nghệ sản xuất vắcxin dịch tả lợn châu Phi hay mở cửa cho quả bưởi Việt Nam.
Ở góc độ cá nhân, Tham tán Nông nghiệp Hoa Kỳ nói rất thích nông sản Việt. “Nhà tôi chỉ dùng cà phê Việt Nam bởi hương vị đậm, rất đặc trưng của xứ sở nhiệt đới”, ông Ralph Bean nói.
Theo vị này, Hoa Kỳ có thế mạnh về chăn nuôi và thời gian qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã hợp tác Bộ NN-PTNT trong các dự án xây dựng khẩu phần cho thức ăn chăn nuôi, đồng thời hợp tác đào tạo về những công nghệ mới như tạo ra giống đậu tương thích ứng khô hạn...
Bên cạnh thành công trong hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắcxin dịch tả lợn châu Phi, Tham tán Ralph Bean nhận định, kim ngạch thương mại giữa hai nước chỉ tăng 1,5% vào năm 2021, sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng để tương xứng với tiềm năng và khai thác hết được hết dư địa của hai bên.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp
Đồng thời, tại buổi làm việc, đại diện cơ quan kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ cho biết, đang phối hợp Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) xem xét mở cửa thêm cho các loại cây có múi và quả hạch của Việt Nam. Đồng thời, vị này mong muốn Việt Nam ủng hộ cho sản phẩm bưởi chùm của Hoa Kỳ được phép xuất khẩu sang Việt Nam.
Về phía Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, những chuyển giao về khoa học công nghệ từ Hoa Kỳ đã giúp ích cho Việt Nam rất nhiều, trong đó có ngành nông nghiệp.
"Kim ngạch thương mại hai nước năm 2021 đạt hơn 111 tỷ USD. Thành quả ấy có đóng góp và thúc đẩy không nhỏ từ Đại sứ quán Hoa Kỳ", Thứ trưởng Hiệp nhấn mạnh.
Thứ trưởng Hiệp đề nghị Đại sứ quán Hoa Kỳ và trực tiếp là Tham tán Nông nghiệp quan tâm, hỗ trợ Việt Nam 8 nhóm vấn đề.
Một là, triển khai bản ghi nhớ về chống IUU trong việc đào tạo, nâng cao năng lực, thực thi pháp luật trên biển.
Hai là, hỗ trợ các sáng kiến về nông nghiệp xanh, cacbon thấp, phát triển đa dạng hệ sinh thái rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm giúp Việt Nam thực hiện được cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, như đã đưa ra tại COP 26.
Ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ
Ba là, hỗ trợ cho các cơ quan thực thi pháp luật về gỗ như cử các chuyên gia sang Việt Nam, để giúp Việt Nam thực thi đúng những khuyến cao trong bản Điều tra 301.
Bốn là, Việt Nam đã cấp phép cho Hoa Kỳ xuất khẩu 171 loại hoa quả, nông sản khác nhau, nhưng Hoa Kỳ mới cho xuất khẩu 7 loại hoa quả của Việt Nam nên đề nghị phía bạn xúc tiến cho phép dừa và chanh leo vào thị trường Hoa Kỳ thời gian tới.
Năm là, hai bên sớm tìm ra tiếng nói chung để tăng tốc cho thương mại nông sản, hiện dừng ở mức khoảng 13 tỷ USD. Thứ trưởng Hiệp cho biết, thời gian tới Việt Nam sẽ xem xét nhập khẩu các hàng mặt hàng như lúa mì, phân bón, rau quả từ Hoa Kỳ.
Sáu là, Việt Nam đã sản xuất thành công vacxin dịch tả lợn châu Phi. Nếu sản phẩm được bán ra thế giới, Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ để có thể thương mại hóa thành công.
Bảy là, Mỹ đầu tư khoảng 17 tỷ USD vào Việt Nam, nhưng nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong FDI (khoảng 500 triệu USD). Thứ trưởng Hiệp đề nghị Tham tán Hoa Kỳ nghiên cứu, tham mưu, tư vấn để tăng con số này, đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như cung ứng song phương về nông sản.
Tám là, đề nghị Hoa Kỳ điều tra kỹ càng và cho Việt Nam có những tiếng nói nhất định trong các cuộc điều tra về tra mật ong, gỗ dán, tủ gỗ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…