Sự kiện dự kiến được tổ chức vào tháng 9 tới, cơ quan chức năng địa phương sẽ tổ chức các phần thi rất đáng chờ đợi như đua tốc độ cua; thi trói cua; thi bắt cá thòi lòi...
Tỉnh Cà Mau vừa công bố kế hoạch tổ chức Chương trình “Cà Mau - Điểm đến 2022”. Chương trình có nhiều sự kiện hấp dẫn như “Xác lập kỷ lục tổ ong lớn nhất Việt Nam” hay “Ngày hội cua Cà Mau”.
Tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức lại sự kiện ngày hội cua vào tháng 9 này.
Sự kiện “Ngày hội cua Cà Mau” dự kiến được tổ chức vào tháng 9 tới. Trong sự kiện, ngoài hoạt động thi ẩm thực, chế biến các món ăn từ cua còn có Hội chợ thương mại trưng bày các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của tỉnh Cà Mau.
Đặc biệt, cơ quan chức năng địa phương sẽ tổ chức các phần thi rất đáng chờ đợi như đua tốc độ cua; thi trói cua; thi bắt cá thòi lòi... Tỉnh Cà Mau từng có kế hoạch tổ chức sự kiện “Ngày hội cua Cà Mau” vào năm 2021, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh nên phải tạm dừng.
Bên cạnh sự kiện ngày hội cua, Chương trình “Cà Mau - điểm đến 2022” còn rất nhiều sự kiện được tổ chức rải rác các tháng trong năm. Chương trình bắt đầu diễn ra từ ngày 16 - 18/3 tới đây, với sự kiện lễ Nghinh Ông Sông Đốc. Ngoài ra, còn có nhiều sự kiện, chuỗi hoạt động nổi bật như: “Hương rừng U Minh”; Ngày hội bánh dân gian Nam bộ lần thứ II; Liên hoan “Đờn ca tài tử 3 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu - Sóc Trăng"; Giải Đất Mũi Marathon - Cà Mau 2022...
Trong đó, “Hương rừng U Minh” là một chuỗi sự kiện hứa hẹn thú vị, với các hoạt động tổ chức xác lập kỷ lục “Tổ ong lớn nhất Việt Nam” của nghề gác kèo ong rừng U Minh Hạ; Giải đua xe đạp xuyên rừng U Minh Hạ; Giải đua xuồng ba lá trên sông Cái Tàu; Hội chợ thương mại kết hợp trưng bày sản phẩm mật ong và các loại thủy sản nước ngọt. Chuỗi sự kiện này được tổ chức vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…