Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 11 năm 2023  
Thứ tư, ngày 7 tháng 12 năm 2022 | 18:32

Cà phê Gia Lai được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ban hành Quyết định số 5372/QĐ-SHTT về cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00125 cho sản phẩm cà phê Gia Lai. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai là đơn vị quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Vùng trồng cà phê Gia Lai được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20 nhờ các điều kiện lý tưởng cho cây cà phê phát triển như độ cao, khí hậu, đất đai… Danh tiếng của cà phê Gia Lai ngày càng được khẳng định nhờ hương vị tự nhiên thuần khiết, vị đắng đậm đà, không chua, hậu vị lâu, lôi cuốn người thưởng thức.

Được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý là một trong những động lực lớn để tỉnh Gia Lai xây dựng và phát triển hơn nữa thương hiệu cà phê Gia Lai, từ đó nâng tầm giá trị sản phẩm trong nội địa và trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sẽ là đòn bẩy để người trồng cà phê có điều kiện đưa vào trồng những giống cà phê chất lượng, qua đó giúp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

 

Khắc Niên
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Vốn chính sách mang no ấm về Cốc Lầu

    Cách trung tâm huyện Bắc Hà (Lào Cai) gần 30km, xã Cốc Lầu là nơi sinh sống của 10 dân tộc trên 7 thôn bản.

  • Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Những con số ấn tượng từ Chương trình OCOP ở Bắc Giang

    Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang có 255 sản phẩm được công nhận OCOP, tổng kinh phí thực hiện lên tới 16.809,898 triệu đồng. Chương trình đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.

  • Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh từng bước chinh phục thị trường

    Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh từng bước chinh phục thị trường

    Với phương châm “Lấy chất lượng làm nên thương hiệu”, năm 2023, các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó lưu ý không chạy theo số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng, hướng đến chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp địa phương.

  • Hà Nam chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

    Hà Nam chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

    UBND tỉnh Hà Nam vừa ban hành Công văn số 2256/UBND-NNTNMT về việc tập trung chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Top