Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 11 năm 2023 | 16:15

Cần có chính sách phù hợp để phát triển làng nghề

Trong khuôn khổ Festival Bảo tồn và phát triển Làng nghề Việt Nam 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức buổi tọa đàm với các nghệ nhân, thợ giỏi lĩnh vực ngành nghề, làng nghề nông thôn.

Thủ đô Hà Nội dẫn đầu cả nước với 1.350 làng nghề

Tại tọa đàm, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh cho biết, cả nước hiện có khoảng hơn 2.000 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận theo tiêu chí của Nhà nước, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận.

Từ năm 2018, khi được Chính phủ giao quản lý nhà nước về ngành nghề, làng nghề truyền thống, Bộ NN&PTNT đã tập trung phát triển khu vực này. Đến nay, hơn 800.000 cơ sở nghề là các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nghề sản xuất đã tham gia, trong đó có hơn 13.000 doanh nghiệp, hơn 11.000 hợp tác xã và tổ hợp tác.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội

Chỉ tính riêng tại Hà Nội, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, thành phố là cái nôi của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước.

Với 6/7 nhóm nghề, bao gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản có 69 làng nghề; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 22 làng nghề; Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ có 197 làng nghề; Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 13 làng nghề; Xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn có 16 làng nghề; Dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn có 5 làng nghề.

"Mỗi làng nghề đều mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng, nhiều chủng loại, đa số mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước", ông Tường nói. 

Thủ đô hiện có 303 nghệ nhân, trong đó 13 nghệ nhân nhân dân, 42 nghệ nhân ưu tú. Năm 2023 đang xét 46 hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội và đã trình Trung ương 38 hồ sơ đề nghị xét nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú.

Ông Tường đánh giá, sự phát triển làng nghề tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ với người trong độ tuổi lao động mà còn giải quyết việc làm thêm cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em. Làng nghề phát triển giúp tăng thu nhập cho người dẫn, rút ngắn khoảng cách về thu nhập cho người nghèo ở nông thôn. Sự phát triển của làng nghề còn tạo điều kiện kết nối cộng đồng, phát triển những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, lưu giữ những tinh hoa nghệ thuật, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ

Tại tọa đàm, Để thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; hỗ trợ phát triển làng nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; giữ gìn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống làng nghề, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, các nghệ nhân đã chia sẻ, kiến nghị các vấn đề cần tháo gỡ.

Ông Hạ Bá Định, một trong những nghệ nhân cao tuổi, nghệ nhân gốm Chu Đậu (tỉnh Hải Dương) cho biết: nhiều ngành nghề, làng nghề truyền thống bị mai một. Nguyên nhân nằm ở chỗ không có lớp thế hệ kế cận.

“Tôi hy vọng các cấp, các ngành có thêm nhiều chương trình đào tạo nghề truyền thống, với đối tượng mục tiêu là thế hệ trẻ. Những nghệ nhân lão thành như bản thân tôi sẽ tiếp tục nỗ lực đóng góp cho việc bồi dưỡng này…”, ông Hạ Bá Định chia sẻ. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm gian trưng bày sản phẩm của huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, làng nghề Mây tre đan Phú Vinh, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội cho rằn,  để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống đề nghị  Đảng, Nhà nước, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các làng nghề và các nghệ nhân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu. Đồng thời, cần quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đội ngũ kế cận ở các làng nghề hiện nay.

Tương tự, nghệ nhân Lê Văn Nguyên, làng nghề thêu Khoái Nội, Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội kiến nghị về mong muốn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ sớm có chính sách đặc thù trong vấn đề xuất hóa đơn tại thị trường nội địa cho những khách hàng là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Vì quy định hiện hành về chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào để có hóa đơn đang khiến các nghệ nhân làng nghề gặp khó về thủ tục này.

Ngoài ra, một số nghệ nhân tại Hà Nội cũng hy vọng được tư vấn bảo tồn ít nhất một làng nghề, làm mô hình để nhân rộng. Ngoài ra là phối hợp phát triển một số làng nghề tiêu biểu đáp ứng được các tiêu chí hiện đại, mở rộng quan hệ quốc tế.

Sẽ phối hợp cùng các làng nghề trên cả nước tạo ra thị trường

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề, Bộ trưởng Lê Minh Hoan - Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ sẽ tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi. Trước mắt, Bộ đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị các làng nghề, đặc biệt là những sản phẩm của nghệ nhân và thợ giỏi.

Đặc biệt, Bộ NN&PTNT sẽ cùng với các làng nghề tạo ra thị trường, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ cho những sản phẩm. Mục đích cuối cùng là phải bán được các sản phẩm của làng nghề, của những nghệ nhân, thợ giỏi làm ra.

Bộ NN&PTNT sẽ tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ xây dựng cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi. Trước mắt, Bộ đề nghị Cục Kinh tế hợp tác và PTNT nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao giá trị các làng nghề, đặc biệt là những sản phẩm của nghệ nhân và thợ giỏi.

Để phát triển thị trường, Bộ trưởng Hoan cho rằng  nghệ nhân nên tìm hiểu thêm tâm lý khách hàng; quảng bá, truyền thông cô đọng, súc tích, tập trung vào những giá trị riêng biệt, cốt lõi của sản phẩm để khách hàng nắm bắt, cảm nhận. Bộ trưởng cũng kêu gọi người tiêu dùng phải hình thành tâm lý và thực sự yêu hàng Việt Nam, góp phần kích cầu thị trường.

Không gian trưng bày các sản phẩm làng nghề tại Hoàng Thành Thăng Long

Cũng tại buổi tọa đàm, bà Trần Thị Thu Oanh, Trưởng tư vấn kỹ thuật Tổ chức Cứu trợ Phát triển Quốc tế (FIDR) tại Việt Nam cho biết, tổ chức đã triển khai thành công dự án bảo tồn nghề dệt truyền thống của người Cơ Tu, tại tỉnh Quảng Nam vào năm 2007 - 2012 trên quy mô 60 hộ.

Kế thừa thành công này, FIDR đã phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cho nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện tại, từ năm 2021, tổ chức đã thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp nông thôn với 100.000 hộ trên toàn tỉnh Quảng Nam.

Qua quá trình làm dự án, bà Oanh nhìn nhận, để bảo tồn làng nghề truyền thống cần thu hút sự tham gia của thế hệ trẻ. Cụ thể là thông qua các cách vận hành nhóm hoạt động, HTX, các dịch vụ marketing, tài chính, kế toán, kiến thức, kỹ năng về công nghệ.

"Mỗi thế hệ có một vai trò trong gìn giữ làng nghề. Người lớn tuổi có kinh nghiệm, kỹ năng và giữ vai trò hướng dẫn. Người trung niên chủ yếu sẽ vận hành và điều hành các mô hình sản xuất. Còn người trẻ có kỹ năng, tiếp cận với những xu thế mới", bà Oanh chia sẻ.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top