Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2023  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 5 năm 2023 | 21:40

Chỉ 20% nông sản Việt đủ tiêu chuẩn vươn tầm thế giới

Số liệu được bà Hạ Thúy Hạnh - phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia - chia sẻ tại chương trình 'Giới thiệu sản phẩm nông sản sạch cho kênh bán sỉ' ngày 27/5.

Chương trình "Giới thiệu sản phẩm nông sản sạch cho kênh bán sỉ" do Hiệp hội Doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) tổ chức tại TP.HCM đã thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều đơn vị kinh doanh nông sản.

Khách hàng tham quan đông đúc tại gian hàng mãng cầu sạch nằm trong khuôn khổ chương trình "Giới thiệu sản phẩm nông sản sạch cho kênh bán sỉ" - Ảnh: NHẬT XUÂN

"Khát" nông sản sạch, xanh

Tại chương trình, nhiều đơn vị buôn sỉ, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã có mặt từ sớm nhằm tìm kiếm nguồn hàng nông sản sạch, chất lượng cao.

Dừng lại tại từng quầy sản phẩm trưng bày, anh Đinh Cao Tùng - tiểu thương chợ Thủ Đức cho biết, rất vui vì đã kết nối được hai đơn vị sản xuất sản phẩm trà và cà phê hữu cơ.

Anh Tùng chia sẻ thời gian gần đây anh được nhiều đối tác ngoại hỏi thăm và đặt hàng các sản phẩm nông sản Việt có tiếng, tuy nhiên anh không dám nhận vì lo ngại không đáp ứng đủ sản lượng cũng như chất lượng.

Theo anh Tùng, hiện các vùng trồng nông sản sạch còn khá manh mún, lẻ tẻ trong khi các yêu cầu từ nước bạn lại khắt khe. "Tôi phải tới tận nơi, khảo sát, đảm bảo đơn vị đó có đủ các tín chỉ xanh mới dám nhận", anh Tùng nói.

Tương tự, bà Trang Như - kinh doanh trái cây xuất khẩu thị trường Trung Đông - tới chương trình xúc tiến nhằm tìm kiếm những sản phẩm nông nghiệp mới lạ.

Tuy nhiên, theo bà Như, nhiều đơn vị mới chỉ dừng ở cam kết sản xuất theo hướng hữu cơ chứ chưa đáp ứng được đủ các tiêu chuẩn, tín chỉ xanh quốc tế.

Cần bắt đầu từ thị trường trong nước

Theo bà Hạ Thúy Hạnh - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, số liệu thống kê từ hiệp hội ngành hàng cho thấy nông sản Việt đủ điều kiện để vươn ra thị trường quốc tế mới đạt khoảng 20%.

Tuy nhiên, theo bà Hạnh, trước khi sản xuất xanh, cần đảm bảo thực phẩm sạch. Nông sản sạch trong nước phải đáp ứng đủ thị trường 100 triệu dân.

"Cần nâng cao chất lượng, giá trị cho nông sản Việt từ quê hương, đặc biệt vấn đề an toàn thực phẩm. Làm cách nào để khách du lịch tới TP.HCM có ấn tượng tốt không chỉ về ẩm thực mà còn cả chất lượng thực phẩm, nông sản ngay tại quê nhà", bà Hạnh nói.

Về vấn đề nông sản xuất khẩu, bà Hạnh cho rằng cần chú trọng hơn các chứng chỉ mềm như chỉ số carbon, bảo vệ môi trường, lực lượng lao động không có lao động trẻ em, tỉ lệ lao động phụ nữ… bên cạnh các chỉ số về sản lượng, chất lượng.

Tương tự, ông Lê Duy Minh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Việt Nam cho biết, nông sản Việt Nam đa dạng chủng loại với hơn 1.500 sản phẩm nông sản tiêu biểu đa dạng, phong phú.

"Trước khi tăng xuất khẩu, cũng cần chinh phục thị trường trong nước. Đây cũng là đường đi lâu dài giúp doanh nghiệp phát triển bền vững" - ông Minh nhận định.

Theo tuoitre.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Nguồn vốn mở lối thoát nghèo

    Bám sát đường lối phát triển kinh tế của địa phương, nguồn vốn từ NHCSXH đã phát huy hiệu quả, góp phần ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con các dân tộc ở thị trấn Nông trường Phong Hải (Bảo Thắng - Lào Cai).

  • Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Vốn chính sách - “quyền năng” giúp phụ nữ vững vàng vươn lên

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, gia đình khó khăn tự vươn lên, trong đó có nhiều phụ nữ nghèo, hoàn cảnh khó khăn.

  • Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách với những bước chuyển

    Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và hiện thực hóa khát vọng xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

  • Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Hà Tĩnh kêu gọi trên 37 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

    Thực hiện phong trào thi đua “Cả tỉnh chung sức xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm đến nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã huy động được trên 37 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.

  • An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    An Dương bứt phá trong NTM, tiến tới xây dựng đơn vị hành chính quận

    Hơn thập niên kể từ khi thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), cùng sự nỗ lực vượt khó với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, huyện An Dương (TP. Hải Phòng) đã có sự chuyển mình tích cực trong trong phát triển KT - XH.

  • OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    OCOP - Đưa sản phẩm “từ làng ra phố”

    Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Top