Năm nay, tỉnh Long An có 1.950ha trồng cây hoa mai, hơn 30ha vạn thọ, sống đời, rau dừa cạn, hướng dương, 15ha cây phong lan..., diện tích trồng hoa kiểng giảm nhưng giá hoa các loại tăng từ 20-30%.
Ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân có tâm lý sợ không tiêu thụ được nên diện tích trồng hoa phục vụ Tết Nguyên đán giảm diện tích từ 30-50%.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Nguyễn Văn Trí/TTXVN)
Năm nay, tỉnh có 1.950ha trồng cây hoa mai, hơn 30ha vạn thọ, sống đời, rau dừa cạn, hướng dương, 15ha cây phong lan... Diện tích trồng hoa này chủ yếu tập trung ở các huyện như Thạnh Hóa, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước và thành phố Tân An. Dù diện tích trồng hoa kiểng giảm nhưng giá các loại hoa kiểng tăng từ 20-30%, tùy theo loại do chi phí đầu vào tăng.
Ông Lương Hùng Thanh, ngụ tại thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, cho biết, giá hoa sống đời các năm trước khoảng 120.000 đồng/cặp. Người dân có thu nhập ổn định thì mua từ 3-4 cặp. Còn năm nay, giá tăng khoảng 150.000 đồng/cặp nên người dân chỉ mua một cặp về cho có không khí Tết.
Đến thời điểm hiện tại, ở chợ hoa Xuân Tân An, số lượng tiểu thương đến trưng bày, bán hoa kiểng chỉ 400 lô, giảm 40 lô so với những năm trước. Theo các nhà vườn, nguyên nhân tiểu thương đến buôn bán trưng bày tại Chợ hoa Xuân Tân An giảm là do số lượng gieo trồng hoa năm nay giảm. Từ đó, nhà vườn chủ yếu bán tại địa phương, hạn chế chở đi các địa phương khác.
Bà nguyễn Thị Huệ, huyện Cần Giuộc cho hay, gia đình bà theo nghề trồng hoa Tết cũng mấy đời, cứ cha truyền con nối. Năm nào trồng hoa trúng mùa, trúng giá thì năm đó ăn tết lớn. Năm nay, giá phân thuốc, hạt giống, tiền thuê mặt bằng đều tăng trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, chưa biết bán thế nào nên bà không dám mạnh tay đầu tư, từ đó diện tích trồng hoa giảm khoảng 30% so với năm 2021.
“Những năm qua, nghề trồng hoa Tết đã giúp người dân trên địa bàn tỉnh Long An có thêm thu nhập. Đặc biệt, năm nay dịch COVID-19 bùng phát lại đúng vào thời điểm các nhà vườn xuống giống hoa phục vụ thị trường Tết. Hy vọng thời gian tới, tình hình dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, nông dân tăng diện tích trồng hoa màu phục vụ và sẽ được mùa, được giá, giúp họ có nguồn thu trong dịp Tết đến Xuân về,” ông Nguyễn Chí Thiện, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, cho biết thêm./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…