Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 2 năm 2023 | 11:14

Gỡ khó để phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn

Những năm qua, Tuyên Quang đạt được nhiều kết quả nổi bật về phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Không ít sản phẩm đã có thương hiệu, khẳng định được thế đứng trên thị trường.

Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn gặp nhiều rào cản, khó khăn, chưa phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Nhiều sản phẩm khẳng định được thương hiệu

Phát huy tiềm năng, thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động, những năm gần đây, nhiều địa phương của Tuyên Quang đã xây dựng, phát triển các cơ sở chế biến công nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau. Đến nay, toàn tỉnh có trên 100 sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn gắn với lợi thế vùng miền như: khai thác, chế biến chè, miến dong, chế biến đồ thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, rượu…, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Điển hình như sản phẩm bún khô Đà Vị của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Đà Vị (Na Hang), đã và đang chinh phục được thị trường trong và ngoài tỉnh. Năm 2022, HTX cung cấp ra thị trường 55 tấn, doanh thu đạt 2 tỷ đồng. Bún khô Đà Vị được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Tuyên Quang năm 2022.

Sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang đã xây dựng được thương hiệu, thế đứng trên thị trường.

Cũng tại Na Hang, nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn đã có thương hiệu, trong đó sản phẩm chè Shan tuyết được Thủ tướng Chính phủ chọn làm quà tặng Thủ tướng Malaysia khi ông thăm Việt Nam.   

Giờ đây, nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn đã tạo dựng được thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường như: dầu lạc Trường Thịnh (Sơn Dương), chè đậu đen xanh lòng của HTX Nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát (Chiêm Hóa)... Các sản phẩm này đã được nhiều siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và nhiều tỉnh bày bán, được khách hàng ưa chuộng.

Ông Đàm Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Để hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp được tiếp cận nguồn vốn khuyến công đầu tư mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo ra sản phẩm mới mang lại giá trị kinh tế cao hơn, Trung tâm đã khảo sát, đánh giá những đơn vị sản xuất có hướng phát triển lâu dài, tiêu thụ hàng nông - lâm sản cho người dân để hỗ trợ, tăng tính hiệu quả và có giá trị cộng đồng chứ không riêng cơ sở sản xuất đó được hưởng lợi. Trong 5 năm qua (2018 - 2022), Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ 10 nhóm đề án với kinh phí gần 7,3 tỷ đồng. Các đề án tập trung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong gia công cơ khí, sản xuất chè, chế biến gỗ rừng trồng, may mặc...

Cần chính sách thiết thực

Kết quả đạt được là vậy, song phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn ở Tuyên Quang còn nhiều rào cản, khó khăn do thiếu vốn đầu tư, thiếu lao động tay nghề cao, tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, tự phát. Trong khi nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công quốc gia và địa phương còn hạn chế. Để gỡ khó, tỉnh  đã ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp, vay vốn... Tuy nhiên, nhu cầu vốn để đầu tư lớn nên tiến trình thu hút và thực hiện đầu tư còn chậm.

Quay lại sản phẩm bún khô Đà Vị (Na Hang), mặc dù được thị trường ưa chuộng nhưng để mở rộng quy mô sản xuất thì HTX không đủ sức. Anh Hứa Văn Hướng, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Đà Vị, cho biết, hiện HTX cần có quỹ đất để mở rộng nhà xưởng và thêm nữa là phải có vốn đầu tư hệ thống sấy khô thì mới đảm bảo được sản phẩm có liên tục cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Hai vấn đề này, chỉ HTX không đủ “sức” mà cần có sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp và nhà đầu tư.

Tuyên Quang hiện có trên 100 sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn gắn với lợi thế, thế mạnh của địa phương.

Một trong những hạn chế, điểm yếu của nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn là chưa chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vẫn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhất là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. 

Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2023, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang, nhấn mạnh: Để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp nông thôn thì các địa phương cần chú trọng hơn tới việc xác định sản phẩm công nghiệp mũi nhọn. Từ đó, quan tâm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao để không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thương trường.

Ngành Công Thương cần nghiên cứu, có chính sách ưu đãi thiết thực hơn về đầu tư hạ tầng tại các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuê đất đầu tư các cơ sở chế biến. Đồng thời, nghiên cứu, triển khai các đề án, chương trình khuyến công phù hợp để động viên doanh nghiệp, người lao động tham gia. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn cũng cần chủ động cập nhật thông tin, tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, học hỏi kỹ năng và kiến thức quản lý, mạnh dạn đầu tư, để phát triển ngày càng bền vững.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top