Ngày 27/6, Văn phòng SPS Việt Nam gửi Công văn số 133/SPS-BNNVN đến Cục BVTV, nêu thông báo của Hàn Quốc đối với sản phẩm ớt đỏ khô của Việt Nam vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Qua đó, khẳng định Bộ NN-PTNT chưa nhận được bất kỳ thông báo nào của Hàn Quốc về việc cấm nhập khẩu các lô hàng ớt của Việt Nam.
Theo đó, Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc cho biết, lô hàng của Công ty TNHH Long Thành sản xuất năm 2022 có mức dư lượng tricyclazone trong các mẫu ớt đỏ khô dao động từ 0,02-0,04 mg/kg, vượt quá cho phép của Hàn Quốc là 0,01 mg/kg.
Phía Hàn Quốc đã cho thu hồi sản phẩm ớt đỏ khô do 3 công ty nước này phân phối từ công ty Long Thành, gồm Công ty TNHH Thương mại Geosan, Seoul; Công ty TNHH Nông nghiệp Bokine, Daejeon, Công ty TNHH Nông nghiệp Yangil, Seoul phân phối sản phẩm của Công ty TNHH Long Thành.
Ngay sau khi nhận thông báo, Cục BVTV lập tức chỉ đạo rà soát, kiểm tra và xác minh thông tin trên. Kết quả, đơn vị xuất khẩu được xác định đăng ký kinh doanh tại Cụm công nghiệp đường Ngô Quyền, phường Cẩm Thượng, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở này, Cục BVTV gửi thông báo tới Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương, các Chi cục Kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp liên quan đề nghị.
Bên cạnh đó, đề nghị Công ty TNHH Long Thành chấp hành, tuân thủ các nội dung quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT.
Ớt là nông sản Việt có giá trị xuất khẩu lớn sang thị trường Hàn Quốc
Đồng thời, Công ty phải thực hiện điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm.
Theo thời gian quy định, doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục về Cục BVTV và Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương.
Về phía địa phương, Cục BVTV đề nghị Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm dịch thực vật thực hiện giám sát hoạt động rà soát các khâu trong chuỗi quản lý của doanh nghiệp, sớm xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Với mong muốn giúp doanh nghiệp yên tâm xuất khẩu và không làm gián đoạn giao thương nông sản giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như tuân thủ các biện pháp SPS theo thông lệ quốc tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, Cục BVTV cam kết phối hợp chặt chẽ với phía Hàn Quốc, Văn phòng SPS Việt Nam cùng các đơn vị liên quan để hướng dẫn doanh nghiệp trong nước đáp ứng đầy đủ các quy định của thị trường nhập khẩu.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Hoàng Trung cho biết, Bộ NN-PTNT cho biết, Trong vụ việc này, Cục BVTV đã xác định được doanh nghiệp vi phạm là Công ty TNHH Long Thành, có đăng ký kinh doanh tại Cụm công nghiệp đường Ngô Quyền, phường Cẩm Thượng, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Sau khi liên hệ với doanh nghiệp và trao đổi với Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc, Cục BVTV khẳng định, tính đến ngày 27/6, chưa có bất cứ thông báo nào của cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc thông báo việc cấm nhập khẩu ớt khô cũng như thu hồi các sản phẩm từ Việt Nam.
Ngày 29/6, Cục BVTV tiếp tục gửi Công văn số 1683/BVTV-ATTPMT tới Công ty Long Thành, Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương và các Chi cục Kiểm dịch thực vật. Trong đó, đề nghị doanh nghiệp tuân thủ các nội dung quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN-PTNT.
Ngoài ra, Công ty phải thực hiện điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom, xuất khẩu của doanh nghiệp; tổ chức thực hiện các hành động khắc phục và áp dụng các biện pháp ngăn chặn tránh tái diễn vi phạm.
Cục BVTV cũng yêu cầu Công ty gửi Báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục về Cục trước ngày 27/7/2023.
Để xuất khẩu ớt được thuận lợi hơn trong thời gian tới, Thứ trưởng Hoàng Trung lưu ý, doanh nghiệp xuất khẩu ớt sang Hàn Quốc, các tổ chức, cá nhân phải có kết quả kiểm nghiệm dư lượng thuốc BVTV do các phòng thử nghiệm được phía Hàn Quốc chấp thuận.
Hiện, Bộ An toàn Dược phẩm và Thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận kết quả từ 8 phòng thí nghiệm gồm: 6 Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1-6, đóng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP.HCM, Cà Mau, Cần Thơ; cùng 2 phòng thí nghiệm độc lập là Công ty Intertek chi nhánh Cần Thơ và Công ty SGS Việt Nam tại TP.HCM.
Vấn đề này đã được Cục BVTV nêu rõ tại Công văn số 743 ngày 22/3, gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố, chi cục kiểm dịch thực vật và doanh nghiệp xuất khẩu ớt. Yêu cầu này từ phía Hàn Quốc có thời hạn từ ngày 31/3/2023 đến hết 30/3/2024.
"Phải có kết quả từ 8 phòng thí nghiệm này, chứng nhận hàng hóa có dư lượng thuốc BVTV nằm trong ngưỡng cho phép, sản phẩm mới đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…