Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 5 tháng 12 năm 2023 | 11:10

Hòa Bình tạo động lực phát triển công nghiệp nông thôn

Trong những năm qua, hoạt động khuyến công của tỉnh Hòa Bình đã xây dựng chương trình hỗ trợ phù hợp, qua đó khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn có thế mạnh tại địa phương. Nhiều sản phẩm đã được hỗ trợ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Thúc đẩy sản xuất

Với mục tiêu huy động nguồn lực hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), trong những năm qua, công tác khuyến công đã được quan tâm triển khai. UBND tỉnh ban hành chương trình khuyến công địa phương trong từng giai đoạn, hàng năm, bố trí kinh phí để thực hiện các đề án.

Cùng với đó, từ nguồn vốn chương trình khuyến công quốc gia và vốn của các cơ sở công nghiệp, nhiều đề án khuyến công được thực hiện hiệu quả với các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến; hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ; đăng ký thương hiệu; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất; mô hình trình diễn kỹ thuật...

Từ kinh phí khuyến công, HTX 3T Farm được đầu tư dây chuyền rửa cam, giúp sản phẩm đảm bảo tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã.

Các thành viên HTX 3T nông sản Cao Phong (3T Farm) đang bước vào niên vụ cam 2021 - 2022. Lựa chọn hướng đi riêng với sản phẩm cam quả quà tặng cao cấp được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, 3T Farm dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong, ngoài tỉnh.

Giám đốc HTX Vũ Thị Lệ Thủy chia sẻ: Năm nay, niềm vui lớn đến với HTX khi được tỉnh và Sở Công Thương quan tâm hỗ trợ kinh phí khuyến công lắp đặt hệ thống dây chuyền rửa cam, máy sục rửa ozon, máy chà quả, sấy khô. Đây là sự đầu tư rất thiết thực, với máy móc hiện đại, chỉ trong 1 giờ chúng tôi có thể rửa sạch từ 500 - 800 kg cam. Đặc biệt, không chỉ giảm thời gian, công sức của nhiều người mà với hệ thống máy này, quả cam được rửa sạch, sấy khô nhưng không bị mất tinh dầu trên vỏ, đảm bảo tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã, nâng cao giá trị. Được thụ hưởng từ nguồn kinh phí khuyến công đã tạo điều kiện giúp HTX phát triển SX-KD, tự tin với sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Cũng như 3T Farm, năm nay, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh được thụ hưởng từ các đề án khuyến công. Trong đó phải kể đến đề án Khuyến công địa phương năm 2021, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) đã triển khai thực hiện nhóm nội dung "Hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong chế biến nông sản, dược liệu” tại Công ty CP Y dược học dân tộc Hòa Bình, phường Thái Bình và hộ kinh doanh Ngô Kim Quyền, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình). Công ty CP Y dược học dân tộc Hòa Bình đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị chế biến cây thảo dược thành sản phẩm hỗ trợ phục hồi, nâng cao sức khỏe con người; đầu tư máy sấy thăng hoa cho công đoạn chế biến sản phẩm vi chất dinh dưỡng từ nấm đông trùng hạ thảo. Đây là các máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ chế biến sản phẩm sau thu hoạch, sản xuất ra sản phẩm chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị thay vì sản xuất những sản phẩm dưới dạng chế biến thô; đáp ứng nhu cầu thị trường với sản phẩm mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường, an toàn, có lợi cho sức khỏe...

Những năm qua, thông qua các chương trình, hoạt động khuyến công đã góp phần thúc đẩy sản xuất CN-TTCN và khơi dậy tiềm năng một số ngành nghề có lợi thế phát triển của tỉnh. Giai đoạn 2016-2020, từ kinh phí khuyến công đã hỗ trợ được 31 đề án với tổng số vốn 30,523 tỷ đồng; trong đó, ngân sách T.Ư hỗ trợ 6,488 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2,457 tỷ đồng, kinh phí của các cơ sở công nghiệp 21,578 tỷ đồng. Theo đánh giá của đồng chí Bùi Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, các chương trình khuyến công đã khuyến khích được nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn định hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, mở rộng SX-KD và gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. 

Bên cạnh đó, từ các chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất đã giúp các cơ sở CN-TTCN có định hướng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.

Mặc dù, hiệu quả mang lại được khẳng định từ thực tiễn, tuy nhiên, Sở Công Thương đánh giá, nội dung khuyến công địa phương chưa thật phong phú; chưa tạo được động lực cho CN-TTCN phát triển theo hướng CNH-HĐH. Nguyên nhân chủ yếu do kinh phí hỗ trợ thấp, chỉ từ 400 - 500 triệu đồng/năm, trong khi có nhiều doanh nghiệp đề nghị tham gia chương trình nên các đề án triển khai còn nhỏ lẻ về quy mô.

Theo đó, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành trong chỉ đạo, phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến công, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 156/KH-UBND, ngày 10/8/2021 về đẩy mạnh các hoạt động khuyến công tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Việc triển khai thực hiện kế hoạch nhằm tăng cường hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên - nhiên - vật liệu; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một trong những nội dung quan trọng được UBND tỉnh chỉ đạo là: Tăng cường nguồn vốn từ ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công tại địa bàn theo chương trình khuyến công quốc gia và chương trình khuyến công địa phương; lồng ghép, phối hợp các chương trình mục tiêu trên địa bàn để tăng hiệu quả cho hoạt động khuyến công; huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất CN-TTCN ở khu vực nông thôn...

Có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 

Theo Quyết định số 3116/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023, tỉnh Hoà Bình có 1 sản phẩm nằm trong danh sách 173 sản phẩm, bộ sản phẩm của cả nước được công nhận và cấp giấy chứng nhận hàng CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023.

Bộ sản phẩm măng của Công ty CP Kim Bôi được Bộ Công Thương công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2023.

Công ty CP Kim Bôi chuyên sản xuất các sản phẩm măng búp, măng thái sẵn, măng chua, măng trúc quân tử, măng thái sợi khô, măng khô… có mặt ở khắp các siêu thị, sàn thương mại điện tử các tỉnh, thành phố trong nước và một số nước trên thế giới. Trong đó, sản phẩm đặc trưng là măng Kim Bôi và phở khô Kim Bôi đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, xuất khẩu đi các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Anh, Đông Âu.

Ban Giám khảo Hội đồng bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023 đã nhận được từ Cục Công Thương địa phương 441 hồ sơ gửi đăng ký tham gia bình chọn cấp quốc gia của 59/63 tỉnh, thành phố. Bộ sản phẩm măng của Công ty CP Kim Bôi được công nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu gồm có 6 sản phẩm: măng chua thái sẵn, măng nứa tươi, măng nứa khô nấu ngay, măng muối ớt dổi, kim chi măng, kim chi măng trúc.

Để có được kết quả này, bộ sản phẩm măng của Công ty CP Kim Bôi đã trải qua các cuộc bình chọn gắt gao, vượt qua nhiều sản phẩm CNNT tiêu biểu của các tỉnh, thành phố trong cả nước…

Năm 2022, Hoà Bình công nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.

Hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Đoàn công tác của tỉnh tặng quà và chụp ảnh lưu niệm với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh.

Hoạt động sản xuất CN-TTCN đã, đang góp phần quan trọng vào sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo đà thúc đẩy các ngành nghề dịch vụ khác phát triển. Trong đó công tác khuyến công có vị trí quan trọng, từng bước khẳng định vai trò trong khuyến khích, thúc đẩy CN-TTCN nông thôn phát triển, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH, hỗ trợ kịp thời và mang lại lợi ích thiết thực cho đơn vị thụ hưởng, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Các cơ sở CNNT ngày càng chú trọng đầu tư chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, mở rộng sản xuất. Các sản phẩm CNNT ngày càng đa dạng, phong phú, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn gắn với truyền thống, bản sắc văn hóa địa phương. Có thể kể đến các sản phẩm từ cây nghệ, cây sachi, bộ sản phẩm măng, sản phẩm dệt thổ cẩm, mây tre đan… Với sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước đã, đang hỗ trợ kịp thời để các cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh phát triển, đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm cơ hội đầu tư, hướng tới xuất khẩu.

Năm 2022, tỉnh tổ chức thành công "Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022”, công nhận 20 sản phẩm CNNT tiêu biểu. Đây là các sản phẩm CN-TTCN do chính cơ sở CNNT sản xuất. Sản phẩm tham gia và được bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu là sản phẩm có chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất mở rộng, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh, tiến tới phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài. Qua chương trình bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu, giá trị các sản phẩm của cơ sở CNNT được công nhận và tôn vinh.

Tiêu biểu như sản phẩm tinh bột nghệ của Công ty TNHH tinh bột nghệ Nhưng Vần Hòa Bình, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) xuất khẩu sang thị trường Anh quốc; sản phẩm bộ măng của Công ty CP Kim Bôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thuỷ) được bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực năm 2022, tiếp tục tham gia bình chọn cấp quốc gia năm 2023 đã xuất khẩu sang các nước: Singapore, Nhật Bản, Hà Lan…

Ông Hoàng Xuân Tiến, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) cho biết: Những năm gần đây, chương trình khuyến công tập trung hỗ trợ các cơ sở, DN theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Theo đó, chương trình đẩy mạnh hỗ trợ các ngành công nghiệp chế biến, phát triển các sản phẩm mới có chất lượng, giá trị gia tăng cao, sử dụng nguồn nguyên liệu của địa phương. Ngành nghề được hỗ trợ đều gắn trực tiếp với nguồn nguyên liệu, lao động tại địa phương, nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm; hoạt động đào tạo nghề theo nhu cầu của DN không những giúp cho cơ sở CNNT chủ động về nguồn lao động có chất lượng mà còn tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nông thôn…

Bên cạnh việc ưu tiên phát triển sản phẩm CNNT gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương, tỉnh cũng tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các cơ sở CNNT tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm, tổ chức các hoạt động giao thương, xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm trong và ngoài nước. Từ đó giúp các cơ sở CNNT, DN kết nối với các đơn vị phân phối, người tiêu dùng, nhà đầu tư để đẩy mạnh sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ và quảng bá hình ảnh địa phương.

Đặc biệt, mới đây, ông Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương đã tham gia đoàn công tác của tỉnh thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và ngoại giao kinh tế tại Vương quốc Anh. Tại hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình, Giám đốc Sở Công Thương đã giới thiệu về tiềm năng phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ của tỉnh; quảng bá các cơ hội đầu tư, đồng thời ngành Công Thương cam kết hỗ trợ các DN của Vương quốc Anh khi đến tìm hiểu, đầu tư vào tỉnh Hòa Bình trong lĩnh vực ngành phụ trách. Bên cạnh đó, đồng chí cũng giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh tại nước bạn, một số sản phẩm nông sản chế biến, tiểu thủ công nghiệp đạt chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực như: Trà Sacha Inchi; trà túi lọc cà gai leo; trà túi lọc xạ đen Hòa Bình; cao cà gai leo Yên Thủy; túi, khăn thổ cẩm; tinh bột nghệ; trà chanh mật ong; tinh dầu sả chanh… Đây là điểm nhấn trong công tác xúc tiến thương mại được xác định là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả, góp phần hỗ trợ DN phát triển sản xuất, mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Qua chuyến công tác thành công sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các hoạt động giao thương, xúc tiến đầu tư lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ giữa tỉnh Hòa Bình với các nước châu Âu nói chung và Vương quốc Anh nói riêng; là cơ sở để ngành Công Thương và các sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp thực hiện tốt công tác tham mưu UBND tỉnh các chính sách phù hợp, tạo điều kiện thu hút đầu tư, giao lưu thương mại tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

 

Theo baohoabinh.com. vn

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top