Đợt mưa lạnh kéo dài từ đầu tháng 2 đến nay khiến hàng trăm ha cà phê ở các xã thuộc huyện Kbang (Gia Lai) bị thối hoa hàng loạt.
Những năm trước cũng xảy ra tình trạng mưa lạnh nhưng không kéo dài nên ảnh hưởng không đáng kể. Năm nay, ảnh hưởng rất nặng và khó có thể khắc phục. Việc hàng loạt cây cà phê bị thối hoa khiến nhiều gia đình lo lắng năng suất của vụ mùa năm sau sẽ giảm.
Hiện tượng cà phê bị thối hoa diễn ra ở các xã: Sơn Lang, Đak Rong, Krong, Đak Smar, Sơ Pai. Huyện Kbang có gần 3.600 ha cà phê tập trung ở các xã vừa nêu trên. Trước Tết Nguyên đán, người dân đã thu hoạch khoảng 30% diện tích. Hiện nay, người dân các xã đang bước vào vụ thu hoạch chính. Năm nay, năng suất cà phê giảm mạnh. Hiện, cà phê được thương lái thu mua với giá 9.100 đồng/kg tươi. Vụ tới, người dân phải tăng thêm chi phí sản xuất nhưng sản lượng cà phê chắc chắn sẽ giảm.
Hoa cà phê thối do mưa nhiều khiến nhiều nông dân ở huyện Kbang lo lắng
Cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của người dân tại nhiều xã của huyện Kbang. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện KBang cho biết: Năm nay, do ảnh hưởng bởi mưa lạnh kéo dài nên diện tích bị ảnh hưởng nhiều hơn. Phòng đang đề nghị các xã thống kê những diện tích cà phê bị thiệt hại để đề xuất với UBND huyện sớm có giải pháp khắc phục và hỗ trợ cho người dân. Đồng thời, khuyến cáo người dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động chăm sóc cây trồng, giảm thiệt hại.
Thời gian qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã khuyến cáo bà con trồng xen cây ăn quả, mắc ca, dổi xanh trong vườn cà phê nhằm chắn gió và đa dạng cây trồng. Những vườn cà phê trồng xen cây mắc ca năng suất bình quân đạt khoảng 5 tạ/ha. Ngoài ra, người dân có thêm thu nhập 50-90 triệu đồng/ha/năm từ các loại cây trồng xen canh.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…