Sáng 20/12, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến có buổi làm việc với Giám đốc Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam, ông Cho Han Deog.
Thứ trưởng cảm ơn ông Cho Han Deog, với cương vị đứng đầu Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam trong nhiệm kỳ này, đã luôn ủng hộ và giúp đỡ thúc đẩy hợp tác song phương giữa hai nước nói chung và ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hai nước nói riêng.
Thứ trưởng rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ ông và và Chính phủ Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác, phát triển xứng tầm với tiềm năng của hai nước.
Trước đó, nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tốt đẹp tại Hàn Quốc, nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đối tác chiến lược toàn diện.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Giám đốc Quốc gia KOICA Việt Nam Cho Han Deog.
“Trên cơ sở đó, Bộ NN-PTNT cam kết sẵn sàng phối hợp với các Cơ quan đối tác Hàn Quốc, tăng cường hợp tác, duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp sẵn có giữa hai nước”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định với ông Cho Han Deog.
Theo ông, Bộ NN- PTNT đang phối hợp với KOICA xây dựng Tầm nhìn trung hạn và dài hàn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực NN-PTNT giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, phía Bộ dự kiến hoàn thiện Tầm nhìn trung hạn và dài hàn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực NN- PTNT tháng 6/2023 và sớm gửi cho KOICA. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng đề nghị, khung thời gian để triển khai Tầm nhìn trung-dài hạn Việt Nam - Hàn Quốc từ 2021-2025 sang giai đoạn 2023-2030 cho phù hợp với thực tế.
Đồng thời, đề nghị KOICA tiếp tục hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong các lĩnh vực mà phía Hàn Quốc có thế mạnh và ưu tiên của Việt Nam, phù hợp với Chương trình Kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn đến 2030 và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ.
“Đối với ngành nông nghiệp, chúng tôi đã phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, với 3 trụ cột “Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân văn minh””, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói với đối tác Hàn Quốc.
Cụ thể, Bộ NN-PTNT đang xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của ngành đến 2030 bao gồm kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí mê-tan của 3 lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tặng sản phẩm OCOP Việt Nam cho ông Cho Han Deog.
Theo đó, để triển khai COP26, Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Chính phủ Hàn Quốc nói chung và đặc biệt là KOICA nói riêng.
Về phía mình, Giám đốc quốc gia KOICA tại Việt Nam Cho Han Deog khẳng định, trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều hoạt động trao đổi cũng như hợp tác hiệu quả hơn nữa giữa hai nước.
Một thế mạnh của Việt Nam mà ông Cho Han Deog nhấn mạnh đó là nhân lực với nguồn lao động dồi dào và đa dạng, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà đang ngày càng mở rộng ra lĩnh vực nông nghiệp.
Trong đó, lao động trong ngành nông nghiệp có thể ứng dụng tốt những tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm được nhân công mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng cũng như số lượng đầu ra.
Đặc biệt, ông Cho Han Deog nhấn mạnh vào những chương trình hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà KOICA đang hợp tác với một số đơn vị đào tạo của ngành nông nghiệp Việt Nam.
“Trong thời gian tới, KOICA sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó tập trung vào 4 nhóm vấn đề. Đó là, nâng cao năng lực cho cấp quản lý, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và nâng cao chuỗi giá trị cho nông nghiệp Việt Nam”, Giám đốc quốc gia KOICA tại Việt Nam chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…