Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 4 năm 2023 | 19:56

Kết nối cung cầu cho trái sầu riêng

Toàn huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) đã phát triển được hơn 4.000ha sầu riêng. Trong bối cảnh diện tích cây sầu riêng tăng mạnh thì các cấp ngành chức năng nơi đây đang triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu để giúp người nông dân có đầu ra cho trái sầu riêng.

Nông dân tập trung sản xuất sầu riêng sạch

Từ năm 2017 đến nay, gia đình anh Nguyễn Thanh Nhàn, ở xã Ea Tar đã phát triển được hơn 16ha sầu riêng giống Dona Thái. Hiện nay, vườn sầu riêng của gia đình anh Nhàn có hơn 10ha đã bước vào thời kỳ kinh doanh với sản lượng ước tính khoảng 300 tấn.

Vườn sầu riêng rộng hơn 16ha của anh Nguyễn Thanh Nhàn đang được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Phan Tuấn

Theo anh Nhàn, những năm qua, gia đình anh tập trung sản xuất sầu riêng sạch, chất lượng bảo đảm tiêu chuẩn VietGap. Hiện nay, gia đình đang được các ngành chức năng hỗ trợ xây dựng mã vùng trồng cho sản phẩm.

"Khi được cấp mã vùng trồng thì sản phẩm sầu riêng của gia đình tôi sẽ rộng đường tham gia vào thị trường xuất khẩu với giá bán cao hơn" - anh Nhàn chia sẻ.

Gia đình ông Đỗ Viết Hùng, ở xã Ea Tar, huyện Cư M’gar có hơn 10ha sầu riêng trồng sắp bước vào vụ thu hoạch. Năm ngoái, gia đình ông thu sầu riêng lứa đầu tiên được hơn 110 tấn và được với mức giá khá cao.

Theo ông Hùng, sầu riêng xưa nay đều được thương lái thu mua, xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc nên giá cả bấp bênh.

"Trung Quốc yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không được vượt mức cho phép... Nhằm đạt hiệu quả, tôi đã liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng để trồng theo hướng VietGAP, cấp mã vùng trồng. Nếu xuất khẩu chính ngạch thì đầu ra, giá cả sẽ ổn định, người dân sẽ được hưởng lợi rất nhiều" - ông Hùng chia sẻ.

Chính quyền tham gia kết nối cung cầu

Theo thống kê, hiện nay, toàn huyện Cư M'gar có diện tích sầu riêng trên 4.000ha sầu riêng. Trong đó, có gần 800ha sầu riêng kinh doanh, tổng sản lượng đạt gần 18.000 tấn.

Ông Nguyễn Ngọc Giao, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M'gar cho biết, trong bối cảnh diện tích sầu riêng gia tăng mạnh thì UBND huyện đã tổ chức nhiều chương trình, hội nghị kết nối các doanh nghiệp với 17 xã, thị trấn trồng sầu riêng trên địa bàn.

Mục tiêu của hoạt động này là nhằm xây dựng chuỗi giá trị đối với ngành hàng sầu riêng. Qua đó, bảo đảm lợi ích hài hòa cho cả người dân và doanh nghiệp.

Thông qua các chương trình này, một số doanh nghiệp đã bắt tay hỗ trợ chính quyền địa phương thành lập mới 4 hợp tác xã; tổ chức hội thảo kỹ thuật chăm sóc sầu riêng; hỗ trợ người trồng sầu riêng xây dựng mã số vùng trồng gắn với tiêu thụ sản phẩm...

Hiện nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M'gar đã phối hợp với 11 doanh nghiệp triển khai xây dựng mã số vùng trồng trên địa bàn 17 xã, thị trấn, các hợp tác xã.

Kết quả, các đơn vị chuyên môn đã định vị được gần 1.000ha, lập hồ sơ là đã kiểm tra hiện trạng 24 mã vùng trồng với diện tích 400ha, sản lượng dự kiến trên 9.000 tấn. Đã có 1 mã tại xã Ea Tar được phía Trung Quốc kiểm tra trực tuyến và cấp mã.

Không chỉ có vậy, hiện các nhà máy thu mua, chế biến sầu riêng có quy mô lớn cũng đã đến đầu tư tại địa phương để hỗ trợ người dân tiêu thụ, chế biến sản phẩm.

Điển hình nhất phải kể đến, Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu đã khởi công nhà máy chế biến công suất 70.000 tấn trái cây/năm với số vốn đầu tư 500 tỉ đồng.

"Sầu riêng đang là loại cây trồng có giá trị nhất vào thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, người dân chỉ nên phát triển loại cây trồng này khi đã nắm vững kỹ thuật và xây dựng được mối liên kết về đầu ra bền vững" - ông Nguyễn Ngọc Giao, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư M'gar thông tin.

Theo laodong.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top