Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 11 năm 2022 | 10:45

Khoai lang đặc sản, hứa hẹn nhiều thành công

Khoai lang trước đây là một loại lương thực quan trọng trong những thời điểm “tháng ba, ngày tám” giáp hạt, bởi nó có nhiều chất dinh dưỡng. Ngày nay, khoai lang không chỉ là lương thực có giá trị, khoai lang còn được xuất khẩu thu về nguồn lợi lớn cho người nông dân.

Nhiều tỉnh miền Bắc có giống khoai lang chất lượng

Tại tỉnh Ninh Bình có một giống khoai lang mang tên địa danh trồng ra sản phẩm lương thực này, đó là khoai lang Hoàng Long, khoai lang Hoàng Long có thịt củ bở, màu vàng, bùi, ngọt dịu và có mùi thơm đặc trưng, trong một thời gian dài giống khoai lang này không được trồng nhiều do bị thoái hóa, biến chất, dẫn đến chất lượng không được cao. Ngày nay, giống khoai lang Hoàng Long đang được phục tráng, hứa hẹn giúp tăng năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích sản xuất.

Thu hoạch khoai lang Hoàng Long tại xã Yên Quang (Nho Quan).

Thạc sỹ Trịnh Thị Thanh Hương (Viện Di truyền Nông nghiệp) cho biết, trong quá trình sản xuất, khoai lang được nhân giống chủ yếu bằng phương thức vô tính, người dân để giống bằng cách cắt các đoạn dây để làm giống cho vụ sau mà không tìm hiểu sâu xa về bản chất di truyền của giống. Do vậy, giống khoai lang Hoàng Long ở Ninh Bình hầu như đã bị thoái hóa, cho năng suất không cao và phẩm chất giảm, lẫn tạp nhiều. Hiện nay, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, phục tráng giống này bằng phương pháp truyền thống kết hợp với sử dụng chỉ thị phân tử RAPD, tương ứng với cách phục tráng giống khoai lang từ dây và từ củ. Đến nay, đã cho sản xuất thử nghiệm tại xã Phú Sơn và xã Yên Quang (Nho Quan).

Một hộ gia đình thôn Yên Thủy cho biết: Gia đình nhận giống trồng thử trên diện tích khoảng 400m2. Khoai rất ngon, thơm, lòng vàng, chất lượng khoai so với trước đã được cải thiện nhiều. Phía Trung tâm tập huấn kỹ thuật có thông báo sẽ thu mua hết số khoai thử nghiệm này với giá cao, gia đình đã có nguồn thu nhập ổn định từ giống khoai lang truyền thống của địa phương này.

Tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, người dân Lộc Bình trồng khoai lang trên những cánh đồng được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Kỳ Cùng, dưới chân dãy núi Mẫu Sơn.

Từ điều kiện đặc biệt về thổ nhưỡng, khí hậu đó mà sản phẩm khoai lang Lộc Bình có được vẻ ngoài tròn đều, đẹp mắt, chất lượng nổi trội. Các giống khoai lang Lộc Bình, nhất là khoai lang nghệ, có vị ngọt đậm, bở, thơm rất riêng so với sản phẩm cùng loại của các vùng, miền khác. Khoai Lộc Bình được trồng chính vụ vào tháng 9, đến tháng 11 cho thu hoạch. Hiện nay, người dân còn trồng khoai trái vụ cho thu hoạch quanh năm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Khoai Lộc Bình có thể chế biến thành các món ăn đa dạng như: Luộc, nướng, làm bánh khoai rán… Theo Đông y, khoai lang cung cấp giá trị dinh dưỡng phong phú, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Khoai lang có vị ngọt, tính kiềm, chứa nhiều protein, gluxit, chất xơ… giúp duy trì sự cân bằng a-xít trong máu, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh xơ vữa động mạch, giúp bôi trơn khoang khớp, tốt cho đường tiêu hóa, giảm tỷ lệ ung thư trực tràng và đại tràng… Ngoài ra, thành phần dưỡng chất trong khoai lang giúp ngăn đường chuyển hóa thành chất béo, tránh tăng cân, béo phì...

Ở Việt Nam chúng ta có rất nhiều loại khoai lang có giá trị cao, có thể kể ra đây một số giống khoai lang có giá trị cao như khoai lang vàng là một nguồn cung cấp hàm lượng carotenoid khổng lồ. Theo các chuyên gia sức khỏe, Beta - carotene khi được tiêu thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp chống lại các bệnh liên quan đến thị lực, đồng thời ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A. Bên cạnh đó, Alpha - carotene có trong khoai lang vàng còn giúp phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch và ung thư vô cùng hiệu quả.

Thu hoạch khoai lang ở Vĩnh Long.

Khoai lang vàng thường được trồng nhiều ở Gia Lai, giống khoai Lệ Cần này có giá dao động khoảng từ 25.000 - 30.000 đồng/ kg.

Cũng giống như khoai lang vàng, khoai lang mật chứa ít tinh bột, giàu lượng đường nên mang vị rất ngọt. Khi nướng lên, ruột khoai thường mềm nhũn, ngọt nước chứ không khô bở như khoai lang vàng.

Khoai lang mật thường được trồng nhiều ở vùng Gia Viễn - Ninh Bình, Đà Lạt,... giá của loại khoai Hoàng Long này thường dao động khoảng từ 25.000 - 35.000 đồng/kg.

Hay trong khoai lang tím có chứa hàm lượng Anthocyanin rất cao, mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ của chúng ta. Được biết, Anthocyanin là chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa tình trạng lão hoá do tuổi tác, củng cố hệ miễn dịch, cân bằng lượng cholesterol trong máu để ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra, anthocyanin còn giúp ngăn ngừa các tác hại gây ra do gốc tự do, phòng chống bệnh ung thư hiệu quả và hỗ trợ thị lực. Đồng thời, hợp chất flavonoid trong anthocyanin giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu và ngăn ngừa các bệnh xuất huyết như: xuất huyết tử cung ở nữ sau khi sinh con, chảy máu cam và ho ra máu,...

Khoai lang tím phổ biến nhất ở Việt Nam là loại khoai lang Bình Tân với giá dao động khoảng từ 30.000 - 50.000 đồng/kg…

Tín hiệu vui khi khoai lang được  xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 23/11, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ra thông báo về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, sản phẩm khoai lang tươi của Việt Nam đáp ứng yêu cầu kiểm dịch chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Khoai lang được bày bán ở một siêu thị Trung Quốc.

Thông báo cho biết, việc xuất khẩu sản phẩm khoai lang của Việt Nam sang Trung Quốc dựa trên quy định của Nghị định thư giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT cho biết, với việc ký Nghị định thư nói trên, kể từ ngày 10/11 khoai lang Việt Nam đã chính thức được phép XK chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, để có lô hàng thực tế được XK chính ngạch sang Trung Quốc, cần được cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

“Chúng ta đã gửi hồ sơ nhiều nhưng phía Trung Quốc mới kiểm tra một số vùng trồng và cơ sở, hiện đang đợi họ kiểm tra và công nhận thêm để đủ số lượng XK. Do thời gian qua, khoai lang mất giá nên bà con bỏ trồng nhiều khiến sản lượng giảm mạnh” – ông Thiệt nói.

Theo yêu cầu của cơ quan chức năng Trung Quốc, các sản phẩm khoai lang của Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý, giám sát trước khi xuất khẩu, bao gồm các yêu cầu về trồng trọt và giám sát, chế biến, bảo quản, đóng gói và vận chuyển.

Các lô hàng khoai lang xuất khẩu sang Trung Quốc, phải được cơ quan chức năng Việt Nam kiểm tra ngẫu nhiên với tỷ lệ 2% tổng trọng lượng. Các lô hàng đạt yêu cầu, được cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn quốc tế, với các thông tin về cơ sở trồng trọt, doanh nghiệp chế biến, mã số đăng ký, sẽ được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, qua các cửa khẩu được chỉ định, có khu vực giám sát, quản lý đối với lương thực nhập khẩu.

Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, năm 2022 là một năm thành công trong các nỗ lực thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Sầu riêng, chuối, tổ yến, khoai lang là những sản phẩm mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu lớn, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ yêu cầu của nước nhập khẩu, để khai thác tốt lợi thế, thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch, chiếm lĩnh thị phần và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này.

Mặc dù được phía Trung Quốc đồng ý cho xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để bào đảm và duy trì chất lượng khoai lang khi đưa sang thị trường này. Đó là chúng ta phải quy hoạch được vùng trồng, phải ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng xuất và giữ được chất lượng sản phẩm. Điều quan trọng là khâu chế biến sau thu hoạch phải đảm bảo được chất lượng và an toàn thực phẩm khi xuất sang nước bạn, có làm được tốt những điều trên khoai lang chúng ta không chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc mà còn có thể xuất đi nhiều nước khác trên thế giới.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top