Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 10 năm 2023 | 11:11

Kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải chuỗi cá tra tại Việt Nam

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Vừa qua, tại Cần Thơ, Cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác công tư trong chế biến Thủy sản - kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải chuỗi cá tra tại Việt Nam”. Mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ khuyến khích áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chế biến, bảo quản và vận chuyển thủy sản, giảm tổn thất sau thu hoạch nhằm tận dụng, tiết kiệm nguyên liệu nguyên liệu đầu vào, khuyến khích nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế từ phụ phẩm nhằm giảm phát thải, tận dụng tài nguyên.

Ngành hàng cá tra đã, đang là một trong những ngành hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực. Hiện nay, sản phẩm cá tra của Việt Nam đã có mặt trên 140 thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 mang về hơn 2,4 tỷ USD. Diện tích nuôi cá tra lớn ở vùng ĐBSCL tập trung ở một số địa phương An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre và Vĩnh Long với diện tích khoảng 6.000 ha. 

Cá tra là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực ở ĐBSCL.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Trong đề án bảo vệ môi trường ngành thủy sản giai đoạn 2021-2030 cũng xác định kinh tế tuần hoàn là một trong những mục tiêu ngành thủy sản cần hướng tới “xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản".

Ông Trần Đình Luân, Cục Trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết, nhóm đối tác công tư về thủy sản được thành lập từ năm 2020. Đến năm 2022, Cục Thủy sản đã ban hành Quyết định phê duyệt thành lập 6 tiểu nhóm trong đó có ngành cá tra. Đối tác công tư Thủy sản dựa trên cơ sở tự nguyện, bền vững giữa khối tư nhân tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong chuỗi sản phẩm thủy sản và khối công (nhà nước) gồm các cơ quan, tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp của nhà nước liên quan. 

Cục Trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho rằng, để phát triển bền vững chuỗi cá tra theo hướng thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thì hợp tác công tư là một cách tiếp cận tốt, do có khả năng kết nối một cách bình đẳng, phù hợp theo năng lực và nhu cầu của tất cả các bên liên quan, từ cơ quan quản lý từ Trung ương đến các doanh nghiệp liên quan trong toàn chuỗi, kết nối các nhà khoa học, nghiên cứu cùng tham gia vào nghiên cứu, thực hiện.

"Dưới góc độ của hợp tác công tư PPP thủy sản, việc khởi động các nghiên cứu về đánh giá hiện trạng, phân tích đánh giá các thách thức mà ngành hàng đang gặp phải, phân tích điểm mạnh, điểm yếu khi ngành hàng cá tra định hướng theo mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ bước đầu làm cơ sở đưa ra những giải pháp công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải chuỗi, giúp ngành hàng cá tra phát triển bền vững" - ông Luân nhấn mạnh.

Theo ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Cần Thơ, diện tích nuôi cá tra vùng ĐBSCL khoảng 6.000 ha, hiện nay chất lượng cá tra nuôi và hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được các nước nhập khẩu đánh giá tích cực, trong đó có Cơ quan kiểm dịch và an toàn thực phẩm của Mỹ. Đối với Cần Thơ hàng năm diện tích nuôi khoảng 700 ha, với sản lượng khoảng 180.000 tấn, địa phương đang hướng đến vùng nuôi tập trung để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu. 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Cần Thơ Phạm Trường Yên cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được thì ngành hàng cá tra vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong chuỗi sản xuất, chế biến, xử lý môi trường, mối liên kết, tiêu thụ cần phải được cải thiện trong thời gian tới. Đặc biệt về tổ chức sản xuất, quản lý yếu tố đầu vào, phương án giảm giá thành sản xuất, tăng tính cạnh tranh và đảm bảo an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, nắm bắt cơ hội mới cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn tới.

Ông Yên cũng khẳng định: "Để đánh giá, nhận định thời cơ và thách thức, định hướng phát triển, bàn giải pháp khắc phục hạn chế, phát huy cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành hàng cá tra hiệu quả và bền vững. Kinh nghiệm và giải pháp công nghệ trong quản lý chất thải, xử lý nước thải, giảm phát thải, ứng dụng năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, cơ chế hợp tác công tư trong chuỗi cá tra".

Tại hội thảo đại diện cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, hiệp hội cá tra đã trình bày về chuỗi giá trị ngành hàng cá tra vùng ĐBSCL góc nhìn từ phát thải trong sản xuất và kinh tế tuần hoàn; Các thách thức về môi trường, trách nhiệm xã hội đối với ngành hàng cá tra; Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn trong chuỗi cá tra hay giải pháp năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện, nước, tài chính cho chế biến và xuất khẩu cá tra.

 

Theo vov.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

  • HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    HTX An Hòa: Tập trung ruộng đất, phát triển nông nghiệp quy mô lớn

    Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Top