Do được thị trường các nước châu Âu ưa chuộng, giá trị xuất khẩu lớn, tỉnh Kon Tum quyết định tăng diện tích trồng cà phê xứ lạnh dòng Arabica lên hàng trăm ha.
Ngày 7/8, ông Lê Ngọc Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - đã ký văn bản giao UBND các huyện chỉ tiêu trồng mới cà phê xứ lạnh năm 2023 đến năm 2025.
Thu hoạch cà phê xứ lạnh. Ảnh: Nguyễn Huỳnh
Năm 2023 giao chỉ tiêu trồng thêm 200ha, năm 2024 trồng 750ha, năm 2025 trồng thêm 750ha.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kon Tum, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh KonTum trồng được gần 4.500ha cà phê xứ lạnh Arabica.
Trong đó, huyện Đăk Glei trồng được 1.674 ha, huyện Tu Mơ Rông 1.802 ha và huyện Kon Plông trên 1.020 ha. Dù diện tích trồng ít, song cà phê xứ lạnh được trồng tại huyện Kon Plông cho năng suất cao hơn các địa phương, đạt trung bình 13,8 tạ nhân khô/ha.
Việc UBND tỉnh Kon Tum tăng cường diện tích trồng cà phê xứ lạnh cho thấy, hiệu quả cũng như giá trị kinh tế, nhu cầu thị trường ngày càng cao của loại cà phê dòng Arabica.
Bởi chỉ số ít địa phương, chẳng hạn như Lâm Đồng, các huyện miền núi Kon Tum có độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, khí hậu, thời tiết lạnh, phù hợp để trồng được loại cà phê đặc biệt này.
Diện tích cà phê xứ lạnh trồng theo phương pháp hữu cơ, phục vụ cho thị trường xuất khẩu, có tỉ lệ quả chín trên 90% còn được thương lái thu mua với giá cao. Có khi giá đạt 23.000 đồng/kg, cao gần 4 lần so với cà phê được thu hoạch theo phương thức truyền thống, tỉ lệ hạt chín chưa cao.
Theo laodong.vn
Những ngày qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động NHCSXH đã và đang dốc lòng, dồn sức cùng chung tay khắc phục hậu quả của bão lũ, chia sẻ, ủng hộ Nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra.