Xóa bỏ tâm lý "tháng Giêng là tháng ăn chơi”, bà con ngư dân Diễn Châu (Nghệ An) “xông biển” từ rất sớm ngay từ ngày Mùng 2, 3 Tết.
Đối với những tàu, thuyền đánh bắt xa bờ thì chỉ chọn ngày làm thủ tục lấy may, ra cửa biển nhúng lưới rồi quay về. Còn hơn 1.000 bè mảng và tàu công suất nhỏ vẫn ra khơi đánh bắt.
Với sự lao động chăm chỉ ngay từ đầu đầu năm, như là gửi gắm ước nguyện về một cuộc sống trọn vẹn để đầy của ngư dân Diễn Châu. (Ảnh: Cổng TTĐT Diễn Châu)
Ngư dân Nguyễn Văn Tuấn (xã Diễn Bích) tâm sự: “Mùng 2, cả gia đình xuống miếu thờ cá Ông dâng lễ cầu yên, xong về thuyền cũng có lễ cúng đầu năm, rồi anh em làm lễ xuất quân. Mong muốn đầu năm của ngư dân đó là giá dầu hạ xuống, khai thác hải sản sản lượng cao, giá cả hải sản ổn định, anh em bạn nghề ra khơi vào lộng an toàn”.
Tuy sản lượng không nhiều nhưng giá các loại hải sản như: Cá cháo, cá xóc, mực, tôm, ghẹ... tăng cao do nhu cầu sử dụng nhiều sau tết nên bà con ai cũng có lộc biển. (Ảnh: THNA)
Không khí tết vẫn còn ngập tràn ở khắp các làng quê Diễn Châu, nhưng tất cả đã bắt tay vào công việc của mình. Cấp ủy, chính quyền cùng với các tổ chức công đoàn phát động các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, giao chỉ tiêu sản xuất ngay từ đầu năm.
Qua đó không chỉ nhận được sự tham gia nhiệt tình, hồ hởi của người lao động mà còn nhận được sự ủng hộ tích cực của cán bộ công chức, viên chức, người lao động khối hành chính, sự nghiệp.
Nụ cười tươi rói của ngư dân Diễn Châu khi đón lộc biển đầu năm
Năm 2023, huyện Diễn Châu đề ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cao hơn những năm trước. Cụ thể như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11-12%, thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/ năm, giá trị sản xuất bình quân 1 ha đạt 120 triệu đồng/năm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…