Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 6 năm 2022 | 9:49

Langbiang thành vùng nông sản hữu cơ

Khu vực nông nghiệp dưới chân núi Langbiang (Lạc Dương, Lâm Đồng) trở thành vùng đầu tiên được tỉnh Lâm Đồng chọn để triển khai thành vùng nông nghiệp hữu cơ.

Ông Phạm S, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, Lạc Dương hiện là huyện đi đầu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ tạo được giá trị cao, bền vững.

Vùng nông sản dưới chân Langbiang đã trở thành vùng đặc thù sản xuất nông sản hữu cơ (1.300 ha) gồm cà phê, atisô và các loại rau củ. So với cuối năm 2020, vùng nông sản này có diện tích nông sản sản xuất theo chuẩn hữu cơ tăng gấp 12 lần.

Vùng nông nghiệp huyện Lạc Dương nằm trọn trong vùng chân núi Langbiang (đã trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới), có khí hậu lạnh và ẩm hơn Đà Lạt và được sử dụng chung thương hiệu nông sản Đà Lạt (do khí hậu thổ nhưỡng tương đồng). Độ che phủ rừng đạt 86%. Nhờ có diện tích rừng lớn nên có thể trồng nông sản, dược liệu giá trị cao với quy trình phức tạp dựa vào ưu thế của tự nhiên.

 

Langbiang thành vùng nông sản hữu cơ - Ảnh 2.

Thu hoạch nông sản hữu cơ tại huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) - Ảnh: M.V

 

Ông Sử Thanh Hoài, chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho biết: "Vùng nông sản Lạc Dương có thể nói bắt đầu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chậm hơn so với vùng lân cận là Đà Lạt. Lạc Dương xác định đi theo định hướng mới là nông nghiệp hữu cơ, cân bằng giữa sản lượng và chất lượng. Chúng tôi kết hợp nông dân với nhà cung ứng, phân phối thông qua nền tảng công nghệ để mỗi sản phẩm hữu cơ đều có đầu ra tốt".

Theo ông Hoài, một khảo sát thị trường mới đây của huyện Lạc Dương cho thấy người tiêu dùng tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều địa phương khác sẵn sàng chi số tiền nhiều hơn hiện nay để sử dụng nông sản hữu cơ và các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu hữu cơ.

 

Langbiang thành vùng nông sản hữu cơ - Ảnh 3.

Nông sản hữu cơ từ huyện Lạc Dương được tuyển chọn và chế biến trong nhà máy hiện đại - Ảnh: M.V

 

Ông Hoài cho biết thêm, có 3 ngân hàng đã tham gia hợp tác với huyện để tạo nguồn tín dụng cho nông nghiệp hữu cơ với khoản tín dụng 2.500 tỉ. Để hỗ trợ người sản xuất nông nghiệp hữu cơ quy mô nhỏ, UBND huyện Lạc Dương đã ủy thác 10 tỉ để Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạc Dương cho vay. Để thuận lợi lâu dài, UBND huyện Lạc Dương đang phối hợp với Đại học Đà Lạt nghiên cứu "big data" và hình thành ứng dụng quản lý thông tin nông nghiệp để cộng đồng nông nghiệp dùng chung.

Theo ông Nguyễn Văn Châu, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, hiện diện tích nông nghiệp hữu cơ và không sử dụng hóa chất độc hại tại Lâm Đồng nói chung và huyện Lạc Dương nói riêng rất lớn, tuy nhiên chỉ mới 30% diện tích có chứng nhận hữu cơ. Sắp tới, cơ quan chức năng sẽ miễn phí kinh phí tư vấn xây dựng hồ sơ chứng nhận sản xuất nông nghiệp hữu cơ và phí cấp chứng nhận cho các đơn vị sản xuất.

Theo tuoitre.vn

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top