Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 5 năm 2022 | 10:56

Miền Tây sẽ có trung tâm nông sản 3.300 ha

Trung tâm nông sản Đồng bằng sông Cửu Long đặt tại Cần Thơ với diện tích 3.300 ha sẽ có vai trò đầu mối, dẫn dắt phát triển nông nghiệp cả vùng.

Thông tin được ông Dương Tấn Hiển, Phó chủ tịch thường trực UBND TP Cần Thơ cho biết tại Hội nghị góp ý dự thảo đề án lập trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 19/5. Đây là đề án được xây dựng sau khi Nghị quyết 45 của Quốc hội thông qua đầu năm nay cho thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ.

Theo ông Hiển, với mục tiêu hình thành "một điểm đến, đa dịch vụ", trung tâm sẽ gồm các hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, hệ thống kho bãi và khu phi thuế quan trong lĩnh vực nông nghiệp. Nơi đây cũng chỉ tập trung vào các hoạt động sản xuất, chế biến ở trình độ cao như sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ, phân bón nano, chế phẩm bảo vệ thực vật hữu cơ... chế biến dược phẩm, mỹ phẩm, chế phẩm giá trị cao từ nông sản.

 

Thu hoạch tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nguyên Anh

Thu hoạch tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nguyên Anh

 

Kế hoạch trong năm nay Cần Thơ sẽ trình Thủ tướng ký quyết định thành lập trung tâm và hoàn thành cơ bản việc xây dựng hạ tầng trong hai năm sau đó. Từ năm 2025, trung tâm bắt đầu thu hút các doanh nghiệp tham gia.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, cho biết trung tâm được thành lập theo cơ chế đặc thù, không chỉ là một khu công nghiệp, khu kinh tế mà sẽ vận dụng hết những chính sách để phục vụ cho nông sản các tỉnh miền Tây.

"Trung tâm hoạt động đa dịch vụ, đa chức năng và có thể sẽ hoạt động như một trung tâm dịch vụ hành chính công", ông Nam nói và cho biết để tránh tình trạng sản xuất, tiêu thụ chồng chéo trung tâm sẽ có sàn đấu giá giao dịch nông sản...

 

Nông dân huyện Thới Lai, TP Cần Thơ thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyên Anh

Nông dân huyện Thới Lai, TP Cần Thơ thu hoạch lúa. Ảnh: Nguyên Anh

 

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của châu thổ sông Mekong, rộng gần 3,96 triệu ha (12% diện tích cả nước) và 17,5 triệu dân (18% dân số cả nước). Với hơn 2,4 triệu ha đất nông nghiệp, 700.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn vùng đã đóng góp 54% sản lượng lúa, cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu; 70% lượng thủy sản và 60% lượng trái cây của cả nước.

Có nhiều lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa và nguồn lao động dồi dào, song vùng đất này đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm chất lượng nguồn tài nguyên, chất lượng lao động còn hạn chế...

Theo vnexpress.net

 

Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top